Tên / Số / ký hiệu : Số: 349 -BC/BCĐ
Về việc / trích yếu

Báo cáo kết quả năm 2016 thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày ban hành 09/02/2017
Loại văn bản Báo cáo
Đơn vị / phòng ban
Lĩnh vực
Người ký duyệt Vũ Văn Thẩm
Cơ quan / đơn vị ban hành Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam
Tải về máy Đã xem : 2119 | Đã tải: 84
Nội dung chi tiết
       TỈNH UỶ QUẢNG NAM
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 61
                          *
            Số:  349 -BC/BCĐ
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 
 
 

  Tam Kỳ, ngày 09  tháng 02 năm 2017
 
 
BÁO CÁO
Kết quả năm 2016 thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.
 
I.      Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61.
1.     Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2016, tiếp tục thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trong bối cảnh một bộ phận nông dân còn băn khoăn lo lắng trước thực trạng nền kinh tế nông nghiệp phát triển thiếu vững chắc, thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, giá nông sản thấp, thực phẩm bẩn tràn lang… ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Chính quyền các cấp, sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đề án 61 từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan và đặc biệt là sự nỗ lực của các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân nên việc triển khai thực hiện Kết luận 61 năm 2016 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ năm 2016 đạt được những kết quả quan trọng.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, Hội Nông dân các cấp đã tham mưu tích cực cho cấp ủy Đảng kịp thời củng cố BCĐ đảm bảo số lượng, cơ cấu thành phần hợp lý. Nhờ vậy, hoạt động của BCĐ các cấp ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả. Ngay từ đầu năm BCĐ từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng Kế hoạch, Chương trình công tác để triển khai thực hiện.
Hội Nông dân các cấp tiếp tục tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kết luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”; Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 3778/KH-UBND của UBND tỉnh, thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Sinh hoạt định kỳ Chi, tổ Hội; Hội thi "Nhà nông đua tài" và qua các kênh thông tin của Hội: Website; Bản tin “Nông dân - Nông thôn”; chuyên mục truyền hình “Diễn đàn các cấp Hội Nông dân Quảng Nam”; chương trình phát thanh nông dân…của Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời với xây dựng, củng cố gần 2.000 báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng cốt của Hội thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng với Chi, tổ Hội và hội viên nông dân..; các lớp truyền thông về xây dựng nông thôn mới; về công tác bảo vệ môi trường, các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội…đã góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội cấp trên.
2.     Công tác kiểm tra của Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác kiểm tra, giám sát luôn được các cấp chú trọng, trong năm BCĐ 18 huyện, thị xã thành phố đã tổ chức gần 100 cuộc kiểm tra, BCĐ cấp tỉnh kiểm tra tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước và Nam Trà My. Qua kiểm tra đã tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền đối với các hoạt động của Hội Nông dân. Đặc biệt, các cấp Hội đã chủ động làm việc với cấp ủy cùng cấp thể hiện tốt vai trò của mình trong công tác tham mưu, đề xuất những vấn đề liên quan đến nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức họp định kỳ để đánh giá kết quả hoạt động, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Trong năm Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng đã tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm trong thời gian 5 ngày tại Thái Lan.
Việc chấp hành thông tin báo cáo đã được BCĐ các địa phương thực hiện tốt, đầu năm báo cáo Kế hoạch, chương trình công tác, định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về BCĐ tỉnh.
 
II. Kết quả năm 2016 thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp.
Năm 2016, ngân sách tỉnh bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 03 tỷ đồng, UBND các huyện, thị xã, thành phố bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện 1,655 tỷ đồng; so với năm 2015 nguồn vốn cấp tỉnh tăng 1 tỷ đồng, cấp huyện tăng 495 triệu đồng, riêng đối với cấp xã, năm 2016 giao chỉ tiêu bổ sung ngân sách Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp xã 865,813 triệu đồng/802 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn vận động ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh 1,565 tỷ đồng và nguồn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam 11,409 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh là 43,677 tỷ đồng. Trong năm 2016 Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 13 dự án, với số tiền 5,590 tỷ đồng, cho 134 hộ nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn.
Công tác quản lý, vận động xây dựng, quản lý, điều hành, thẩm định dự án và giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định của Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; kiểm tra giám sát chặt chẽ của ngành Tài chính. Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp được hình thành theo Quyết định 282 của Bộ Chính trị đảm bảo điều hành, quản lý chặt chẽ, nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả, không có nợ quá hạn, rủi ro, thất thoát vốn xảy ra,....thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia hưởng ứng, tạo sự đồng thuận ủng hộ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, góp phần cùng với địa phương hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội; thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Hội Nông dân các cấp tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách về Nông nghiệp- Nông thôn- Nông thôn đến đông đảo cán bộ, hội viên nông dân. Với vai trò, trách nhiệm của mình, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong phát triển nông nghiệp. Đã tổ chức 283 lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho 14.142 người. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 1.500 hộ nông dân ứng dụng phân vi sinh chức năng vào sản xuất cây trồng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Trong năm, đã xây dựng được 226 mô hình “dịch vụ hỗ trợ nông dân bán phân bón trả chậm” ; 271 mô hình kinh tế tập thể. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với TW Hội triển khai thực hiện dự án “Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã” do Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Hà Lan (Agriterra) tài trợ trong 3 năm (từ năm 2016 -2018).
Công tác đào tạo nghề được quan tâm đúng mức, chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu người học và phát huy có hiệu quả tay nghề vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Trong năm, các cấp Hội đã đào tạo có cấp chứng chỉ 89 lớp nghề cho 2.937 lao động nông thôn, phối hợp đào tạo cho 91 lớp với 3.185 lao động. Riêng Trung tâm DN&HTND tỉnh trực tiếp đào tạo 73 lớp nghề với 2.409 lao động nông thôn.
Công tác xuất khẩu lao động đã được Trung tâm DN&HTND tập trung triển khai bước đầu đạt được nhiều kết quả rất khả quan, trong năm đã tổ chức tư vấn chiêu sinh đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật cho 86 em, trong số đó có 56 em đã được xuất cảnh sang Nhật làm việc trong các công ty có mức lương khá cao, số còn lại đang tiếp tục đào tạo và chờ làm thủ tục xuất cảnh.
Thực hiện đề án hỗ trợ nông dân mua phân bón trả chậm, trả góp. Năm qua, Trung tâm DN&HT nông dân đã ký Hợp đồng với Công ty Sao Việt và Bình Điền cung ứng 2.489 tấn phân bón cho nông dân 64 xã của 10 huyện, thị, thành phố.
Hội Nông dân tỉnh đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông...) tập trung hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao để tăng năng suất, sản lượng; ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học tập và nhân rộng mô hình. Theo đó, thường xuyên giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề, truyền thống của hội viên nông dân qua các phiên chợ, hội chợ hàng năm tiêu biểu như: Phiên chợ Xứ Tiên của huyện Tiên Phước, Hội Nông dân Quảng Nam - Đà Nẵng liên kết, hợp tác phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Với phương châm phát triển sản xuất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hội viên nông dân với vai trò nòng cốt trong việc xây dựng nhiều cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi; cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, đầu tư thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nông dân.  Hiện trên địa bàn tỉnh có 130 trang trại, 1.391 gia trại nuôi bò thâm canh, heo hướng nạc, gà thịt, gà siêu trứng...cho hiệu quả kinh tế cao.
2. Kết quả triển khai thực hiện các chương trình, đề án trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X).
 Thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 3778/KH-UBND của UBND tỉnh, năm 2016 các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ đã chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân các cấp thực hiện một số nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả:
2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm 2016, cùng với Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các cấp Hội Nông dân tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao như: tham gia giải bóng chuyền “Bông lúa vàng” nông dân định kỳ 02 năm một lần, Hội thi "Nhà nông đua tài", giải đua thuyền truyền thống các Lễ hội văn hóa thể thao cho đồng bào các dân tộc miền núi; lễ hội văn hóa miền biển; lễ hội cầu ngư; giải đua thuyền truyền thống và các lễ hội dân gian khác..., xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân văn hoá, bản, làng văn hoá, góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”...
2.2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trên cơ sở Chương trình phối hợp giai đoạn 2015 - 2020, với chức năng, nhiệm vụ của ngành, năm 2016 đã chỉ đạo các Trung tâm, các Trạm ở huyện phối hợp với Hội Nông dân huyện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn và trình diễn nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp được nông dân tham gia hưởng ứng tích cực, đặc biệt là phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tốt các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp thực hiện đề án "Phát triển kinh tế vườn gắn với chỉnh trang vườn nhà, vệ sinh môi trường nông thôn”; Phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chủ trương “Dồn điền đổi thửa” gắn với giao thông nội đồng và Xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”…Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giám sát việc kinh doanh, sử dụng phân bón các loại theo Quyết định 217 tại xã Duy Sơn và UBND huyện Duy Xuyên, qua đó đã chấn chỉnh những thiếu sót sai phạm của các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân.
2.3. Sở Công thương
Trong năm 2016, đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân như: quảng bá giới thiệu sản phẩm, hàng hóa nông sản thực phẩm của nông dân thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm... Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giám sát việc kinh doanh, sử dụng phân bón các loại theo Quyết định 217 tại xã Duy Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên; tổ chức 3 lớp tập huấn phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và 01 lớp tập huấn "Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản vào các siêu thị trong và ngoài tỉnh Quảng Nam" cho gần 500 hội viên nông dân.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Trong năm đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức 8 lớp truyền thông "Nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân về công tác bảo vệ môi trường nông thôn" tại các huyện: Tiên Phước, Duy Xuyên, Núi Thành với gần 500 lượt người tham dự; Phối hợp tổ chức các sự kiện hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...
2.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Trong năm đã phối hợp, hướng dẫn Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho nông dân ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng.
2.6. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở Quyết định 673 và Kế hoạch 3778, đã tích cực tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh trong việc cân đối ngân sách hàng năm bổ sung nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, bố trí kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án, dự án giúp nông dân phát triển sản xuất. Năm 2016, đã tham mưu UBND tỉnh bổ sung ngân sách Quỹ Hỗ trợ nông dân 3 tỷ đồng; đồng thời thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân tỉnh quản lý, điều hành và giám sát Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động đúng mục đích, đúng quy định của nhà nước và Điều lệ Quỹ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.7. Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hàng năm đã phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân các cấp trong việc nhận ủy thác nguồn vốn hỗ trợ cho hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, kết quả đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác cho vay qua kênh Hội Nông dân các cấp quản lý hơn 1.232 tỷ đồng, giải quyết cho 50.112 hộ nông dân nghèo, cận nghèo vay vốn; thực hiện tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh 70 tỷ đồng, cho 1.540 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất và kinh doanh. Nhìn chung với sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các Ngân hàng với Hội Nông dân các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân tiếp cận vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, đời sống ngày càng được cải thiện, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác Hội và phong trào nông dân.
2.8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Năm 2016, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã cấp kinh phí từ ngân sách bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện với số tiền là 1,665 tỷ đồng; đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã cấp bổ sung nguồn kinh phí cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp xã với số tiền 865,813 triệu đồng, các địa phương làm tốt như: Tam Kỳ, Điện Bàn, Núi Thành, Đại Lộc....Mặt khác, chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền cơ sở tham gia phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp tổ chức nhiều nội dung như: tổ chức 283 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 14.142 lượt người; hướng dẫn xây dựng nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh; mô hình kinh tế tập thể hiệu quả; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hội thị "Nhà nông đua tài" cấp huyện, xã; các lễ hội dân gian, đua thuyền truyền thống; bóng đá, bóng chuyền nông dân, hội thi, hội trại... tạo điều kiện cho phong trào nông dân thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.
  3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới.
  Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; các cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho các cấp Hội và hội viên nông dân trực tiếp tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hội Nông dân các cấp tham gia cùng với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện việc giám sát thu, chi, sử dụng tài chính và các khoản vận động đóng góp của nhân dân.
Các cấp Hội đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thi đua cùng cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, thể hiện vai trò chủ thể của nông dân, đã tổ chức nhiều đợt ra quân diệt trừ cây mai dương, đóng góp hàng tỷ đồng, hàng chục ngàn ngày công để duy tu, bảo dưỡng, làm mới 584 km đường giao thông, nhiều hộ nông dân của huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn hiến hơn 14.000m2 đất phục vụ cho việc xây dựng nông thôn mới; Vận động nông dân tập trung cải tạo, chỉnh trang, làm mới 2.500 cổng ngõ, tường rào; di dời chuồng trại chăn nuôi xa nhà hợp vệ sinh, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; đẩy mạnh công tác “dồn điền đổi thửa gắn với giao thông nội đồng” tu bổ, nạo vét 743km kênh mương, sửa chữa 65 cầu cống, đập bổi đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; xây dựng hàng trăm hố bê tông thu gom rác thải độc hại ở đồng ruộng, xây dựng 235 mô hình bảo vệ môi trường thực hiện tốt phong trào 3 sạch ở nông thôn theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Năm 2016 công nhận thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 63 xã, chiếm 31% . Tổng nguồn vốn đã huy động hơn 2.328 tỷ đồng;  trong đó, vốn ngân sách nhà nước hơn 785 tỷ đồng, chiếm gần 33%
vốn tín dụng hơn 1.468 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp, HTX hơn 37 tỷ đồng, chiếm hơn 1,6%; nhân dân đóng góp (quy giá trị) hơn 132 tỷ đồng, chiếm gần 6%.
            Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” toàn tỉnh có 204.135 hộ đạt gia đình nông dân văn hóa; các cấp Hội duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; bảo vệ môi trường cảnh quan sạch đẹp, kinh tế ổn định và phát triển, nâng cao đời sống cho người nông thôn.
  Các cấp cơ sở Hội tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, phối hợp vận động nông dân ở vùng giải tỏa để phát triển các khu công nghiệp, xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi- Đà Nẵng- Quốc lộ 1A...
Tích cực phát huy vai trò tham gia của hội viên nông dân trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cơ sở Hội đã phối hợp tổ chức giải thành được 290 vụ, việc; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn chế khiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp. Xây dựng các câu lạc bộ nông dân với pháp luật giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến hội viên nông dân.
 Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện Quy chế dân chủ, tham gia giám sát, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, đặc biệt là công tác hòa giải trong nội bộ nông dân ở cơ sở.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.  
Phát huy vai trò, chức năng của tổ chức Hội cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp ngày càng trẻ, chuẩn hóa, vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với từng địa phương. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận hội viên nông dân ngày càng được đa dạng hóa như: thành lập câu lạc bộ nông dân với pháp luật, thông qua các cuộc thi, các Hội diễn.
Trong năm 2016 đã tổ chức 3.899 cuộc kiểm tra ở cơ sở về thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Hội, công tác Hội, phong trào nông dân, công tác quản lý các nguồn vốn vay... Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thành lập 03 đoàn công tác trực tiếp kiểm tra 18 huyện, thị, thành Hội và 27 cơ sở kết hợp sinh hoạt với hội viên nông dân ở 27 chi Hội. Phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng tuyên truyền pháp luật 208.302 lượt người, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 4.701 lượt người. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBMTTQVN, Sở NN&PTNT, Sở Công thương tổ chức giám sát việc kinh doanh vật tư nông nghiệp tại hộ kinh doanh, UBND xã Duy Sơn, UBND huyện Duy Xuyên qua đó kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của các đơn vị cung ứng vật tư cho nông dân tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này. HND cấp huyện đã tổ chức 44 cuộc giám sát về cơ chế, chính sách thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
 Hội Nông dân tỉnh thành lập và đưa Trung tâm Tư vấn pháp luật nông dân đi vào hoạt động nhằm thực hiện chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp, tư vấn kiến thức pháp lý, thông tin pháp luật, thực hiện vụ, việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh, 6 tháng qua đã trực tiếp tư vấn pháp luật cho 12 trường hợp trên các lĩnh vực hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, hợp đồng lao động…
Chủ động phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức cho hội viên nông dân tham gia góp ý kiến xây dựng các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Lựa chọn, tham gia hiệp thương giới thiệu những cán bộ, hội viên ưu tú ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua toàn tỉnh có 254 đồng chí trúng cử, trong đó cấp tỉnh 01 đồng chí, cấp huyện và tương đương 18 đồng chí và 235 đồng chí cấp cơ sở.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ được chú trọng, trong năm đã tập huấn cho 3.510 cán bộ. Riêng Hội Nông dân tỉnh trực tiếp mở lớp tập huấn cho 120 người là Chủ tịch, PCT, UVBTV, UVBCH mới tham gia công tác Hội; đồng thời cử 15 cán bộ tham gia các lớp tập huấn do TW Hội tổ chức. Công tác xây dựng Hội vững mạnh ngày càng được chú trọng, phát triển được 5.382 hội viên, nâng tổng sống hội viên toàn tỉnh lên 230.679 người, đạt 120% so với kế hoạch đề ra, chiếm 95% Hộ nông dân. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá, phân loại toàn tỉnh có 211/243 cơ sở Hội đạt loại vững mạnh chiếm tỷ lệ 86,8%; 30/243 cơ sở Hội đạt khá chiếm tỷ lệ 12,34%, 2/243 cơ sở Hội trung bình chiếm tỷ lệ 0,8%; 1.678/1.702 Chi Hội đạt khá và vững mạnh chiếm tỷ lệ 98,6%; 24/1702 chi Hội trung bình, không có chi Hội yếu kém; 6.984/7.181 tổ Hội đạt khá và vững mạnh chiếm tỷ lệ 97,2%; 197/7.181 tổ Hội trung bình tỷ lệ 2,7% không có tổ Hội yếu, kém.
III.  Đánh giá chung
1. Về ưu điểm
Năm 2016 việc triển khai thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ đã được BCĐ các cấp nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt được một số kết quả đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực, góp phần củng cố, đổi mới, thúc đẩy hoạt động Hội và phong trào nông dân; làm chuyển biến nhận thức của chính quyền về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam. Nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương và một số sở, ngành đã chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp trực tiếp thực hiện và tham gia thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng được thể hiện rõ, niềm tin, sự phấn khởi, gắn bó nông dân đối với tổ chức Hội. Công tác phối, kết hợp giữa các sở, ngành liên quan thực hiện chặt chẽ hơn. Với sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ, hội viên nông dân, các phong trào thi đua yêu nước của Hội ngày càng được chuyển biến mạnh mẽ. Nội dung và phương thức hoạt động của hội thường xuyên được đổi mới, vị thế Hội ngày càng được nâng lên.
Công tác tuyên truyền, giáo dục được thường xuyên tổ chức. Công tác đào tạo nghề, vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư và tổ chức điểm trình diễn kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân trong xây dựng nông thôn mới xây dựng và củng cố tổ chức Hội vững mạnh.
Công tác vận động xây dựng, quản lý điều hành, cho vay nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, các nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của hội viên nông dân.
Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân đạt được những kết quả đáng kể. Nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về dạy nghề, tạo việc làm và vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội được nâng lên; mạng lưới tuyển sinh đào tạo nghề của Hội được hình thành, phát triển, mở rộng quy mô; chất lượng, nội dung, hình thức dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân được đổi mới theo hướng linh hoạt, phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn... Nhìn chung, Hội Nông dân các cấp đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và huy động được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đông đảo hội viên nông dân trong triển khai thực hiện Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 3778 của UBND tỉnh.
2. Những hạn chế, yếu kém.
Tuy nhiên hoạt động của một số BCĐ các cấp vẫn chưa thường xuyên, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa ngành mình với Hội Nông dân; một số địa phương khoán trắng cho Hội Nông dân tham mưu tất cả các nội dung hoạt động của BCĐ; một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc hỗ trợ Quỹ HTND; chưa tạo điều kiện tổ chức Hội tham gia vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các địa phương.
Việc chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh của một số Sở, ngành như Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông thiếu chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa có những hoạt động để triển khai thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao theo kế hoạch 3778 làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ; một số sở, ngành khác tuy có hoạt động nhưng còn rất hạn chế. Một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Hội Nông dân chưa được tham gia thực hiện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn hạn chế, chưa được tập trung thực hiện sâu rộng.
Công tác trực tiếp dạy nghề và phối hợp dạy nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều  khó khăn, vướng mắc, nhất là cấp kinh phí dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân còn rất hạn chế.
Có lúc, có nơi còn thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa chủ động hoặc chậm xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp để chỉ đạo các ban, ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 3778 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, cũng như việc sơ kết, tổng kết khen thưởng chưa được quan tâm thực hiện kịp thời.
IV. Nhiệm vụ năm 2017
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Kết luận 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 3778/KH-UBND của UBND tỉnh đến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết, trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ mới. Chú ý đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng các mô hình điển hình, cách làm hay, mới của BCĐ các cấp.
2. Ban Chỉ đạo Đề án 61 cấp huyện, thị xã, thành phố và cơ sở tiếp tục củng cố, kiện toàn thành viên BCĐ, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động năm 2017 ở mỗi cấp, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện ở cơ sở.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục bổ sung nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm theo Kế hoạch đề ra. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục  bổ sung và chỉ đạo UBND cấp xã bổ sung nguồn kinh phí ngân sách địa phương cho Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp theo lộ trình đến năm 2020 hàng năm đạt từ 300 - 500 triệu đồng trở lên và tạo điều kiện cho Hội Nông dân tham gia các dự án, đề án, chương trình kinh tế, xã hội, chương trình dạy nghề tạo việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật....
4. Phát huy vai trò của Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy nghề thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân. Tăng cường dạy nghề, liên kết dạy nghề, nâng cao kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân; mở rộng các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân.
5. Chú trọng phát huy vai trò chủ động của Hội Nông dân các cấp trong việc triển khai đề án cụ thể thực hiện Kết luận 61 cũng như các chương trình, dự án phối hợp với các sở, ban, ngành. Tích cực tham mưu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình; củng cố, xây dựng các cấp Hội Nông dân vững mạnh, vận động nông dân tham gia thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
6. Thường xuyên tham mưu BCĐ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện Kết luận 61, Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 3778 của UBND tỉnh gắn với thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị để kịp thời chỉ đạo sự phối hợp đồng bộ trong việc phát huy vai trò của hội viên nông dân, xây dựng Kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ở một số huyện, thị xã, thành phố.
Trên đây là báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng  và Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2016 của tỉnh Quảng Nam, kính báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Nam biết, theo dõi và chỉ đạo ./.
Nơi nhận:                                                                                                            CHỦ TỊCH HND TỈNH QUẢNG NAM
- Ban Chỉ đạo Đề án 61 của trung ương;                                                                               KIÊM
- Ban dân vận TW (HN-ĐN);                                                                        PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC BCĐ
- Trung ương HNDVN;
- Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ, tổ thư ký BCĐ tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hội Nông dân tỉnh;                                                                            (Đã ký)
- Ban Dân vận các huyện, thị, thành phố;
- Hội Nông dân các huyện, thành phố;
- Lưu VT. BCĐ.
                                                                                                                                                        Vũ Văn Thẩm
 
 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 31


Hôm nayHôm nay : 15343

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2119869

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12973494