Nông dân xã Jơ Ngây huyện Đông Giang với mô hình trồng keo xen lúa

Thứ hai - 23/10/2017 21:26
Nông dân xã Jơ Ngây huyện Đông Giang với mô hình trồng keo xen lúa

Nông dân xã Jơ Ngây huyện Đông Giang với mô hình trồng keo xen lúa

Jơ Ngây là một xã miền núi khó khăn của huyện Đông Giang, dân cư sinh sống ở theo dọc con suối Jơ Ngây và đường quốc lộ 14G, cách Trung tâm huyện lỵ 28 km về phía Đông; có diện tích tự nhiên hơn 2.922 ha; diện tích đất nông nghiệp: trên 2.761 ha; toàn xã có 9 thôn với 613 hộ và 2.439 nhân khẩu; 459 hội viên nông dân, chiếm tỷ lệ 94% so với hộ nông nghiệp. Đời sống kinh tế của nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của hội viên nông dân gặp không ít khó khăn do diện tích manh mún, nhỏ lẻ; thời tiết bất thường; nên gia súc, gia cầm thường xuyên bị dịch bệnh; năng xuất cây trồng, con vật nuôi thấp; … đã làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân.
Nông dân huyện Đông Giang và Đảng ủy xã Jơ Ngây đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn; Hội Nông dân xã làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ với Chính quyền và mặt trận đoàn thể trong xã thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nên các phong trào hoạt động Hội ngày càng thiết thực, hiệu quả gắn với quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân. Đặc biệt trong những năm gần đây, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, nổi bật là mô hình phát triển kinh tế từ trồng keo nguyên liệu xen lúa trong năm đầu đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho nhiều hộ nông dân trong xã.
Tiêu biểu như hộ nông dân ông Alăng Den ở thôn Aram I, xã Jơ Ngây đã đầu tư vốn phát triển rừng trồng theo mô hình Keo - Lúa, năm đầu keo và trồng xen kẽ lúa rẫy; cứ mỗi năm mở rộng diện tích từ 1 đến 2 ha và đến nay tổng diện tích rừng keo của gia đình ông Den hơn 10 ha. Nhờ cần cù trong lao động và biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên rừng trồng phát triển tốt. Ông Den cho biết:  hàng năm gia đình thu nhập từ lúa và khai thác rừng keo từ 200 triệu đến 300 triệu đồng. Không những thế, ông còn tạo công ăn việc làm cho 02 lao động thường xuyên và lao động mùa vụ cho nhiều nông dân trong thôn, trong xã từ 4 đến 6 triệu đồng/ người/tháng.
Thấy được hiệu quả từ mô hình kinh tế Keo - Lúa, hiện nay, hàng chục hộ nông dân xã Jơ Ngay đã chuyển hơn 1.600 ha đất rẫy sang trồng keo xen canh lúa rẫy trong năm đầu. Đây là cây tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và phát triển mạnh tại địa phương.
Nhờ mô hình kinh tế trồng keo xen canh lúa rẫy đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho nhiều hộ nông dân xã miền núi Jơ Ngây và đang được nhiều xã khác tham khảo học tập. Góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh bền vững cho nông dân, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ vững quốc phòng, an ninh và thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.   

Tác giả bài viết: ALăng Đưa – Phó chủ tịch Hội ND huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 95384

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1748138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14855741