Quảng Nam: Nông dân tỷ phú đi xe hơi xịn, chăm làm việc thiện

Thứ sáu - 02/08/2019 14:52
Đó là lão nông Phạm Ngọc Thành, 68 tuổi, ở thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), nổi tiếng là một nông dân, doanh nhân thành đạt khởi nghiệp từ một chỉ vàng cưới. Thế nhưng, bằng nghị lực và ý chí của người lính, ông đã biến vùng đất đồi núi thành cơ ngơi bạc tỷ nhờ kinh tế vườn rừng, kết hợp với ngành chế biến gỗ.
Cơ ngơi bạc tỷ của lão nông Phạm Ngọc Thành, ở thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam.

Cơ ngơi bạc tỷ của lão nông Phạm Ngọc Thành, ở thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam.

Khởi nghiệp từ 1 chỉ vàng cưới…

Trò chuyện với NTNN/Dân Việt, ông Phạm Ngọc Thành cho biết, trước đây khi vừa tròn 14 tuổi ông đã từng tham gia vào đội du kích xã Đại Quang, đến năm 1977 tôi vào lực lượng vũ trang huyện Đại Lộc, vinh dự được giữ chức vụ Đại đội trưởng C5. Trong quá trình kháng chiến, tôi đã được tặng Huân chương kháng chiến Hạng 2 và nhiều Bằng khen của Quân khu.

 

Đến năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng ông Thành trở về địa phương tiếp tục công tác bảo vệ và xây dựng đất nước. Năm 1978 ông được bầu vào chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Đại Quang, khi đó ông vừa tròn 27 tuổi, một nhiệm vụ nặng nề nhưng ông đã đem hết khả năng và nhiệt huyết của một người cựu chiến binh Việt Nam ra để phục vụ Đảng, phục vụ quê hương từ năm 1977-1987.

 

Nói về còn đường làm kinh tế, ông Thành nhớ lại, năm 1991 tôi nghỉ làm ở UBND xã, lúc này đời sống gia đình đang gặp muôn vàn khó khăn do mức lương hưu thấp lại nuôi 4 đứa con trong độ tuổi ăn hoc. Trong khi đó, vợ lại thường xuyên đau ốm, tài sản của gia đình chỉ có một chỉ vàng cưới của 2 vợ chồng và 3 sào đất lúa. Sau thời gian suy nghĩ, bàn bạc với vợ, tôi đã bán chỉ vàng cưới, đồng thời vay mượn thêm người thân, anh em bạn bè được tầm 3-4 triệu đồng, để xây chuồng nuôi heo, gà làm bước đi khởi nghiệp cho bản thân.

 

"Công việc chăn nuôi trên đà phát triển tốt, lấy ngắn nuôi dài, tôi bắt đầu lấy số tiền lãi mở rộng chuồng trại, đồng thời khai hoang núi để trồng keo lá tràm. Sau đó tôi mở xưởng mộc dân dụng, công việc làm ăn khá thuận lợi, phát triển tốt, đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, nhờ đó mà vợ chồng tôi đã nuôi 4 đứa con ăn học đến nơi đến chốn...", ông Thành chia sẻ.

 

…đến thu lãi 5-7 tỷ/năm

Theo ông Thành, năm 2000 ông bắt đầu thành lập công ty TNHH Thành Phát, với ngành nghề chính là khai thác, chế biến nguyên vật liêu xây dựng, thi công các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, vận tải hàng hoá bằng đường bộ, san lấp mặt bằng…

Lúc đầu với quy mô làm ăn nhỏ, từng bước công ty phát triển toàn diện và quy mô ngày càng lớn hơn. Đến năm 2007 ông bắt đầu thành lập thêm Công ty TNHH MTV Hùng Thanh với ngành nghề chính là khai thác nông lâm sản, gia công hàng mộc dân dụng, trang trí nội thất...

 

Gần 30 năm lao động miệt mài, đến nay, cơ ngơi của gia đình tôi gồm có 2 công ty, một nhà máy chế biến bột đá xây dựng và Hợp tác xã chăn nuôi heo, gà và 35ha rừng. Doanh thu hàng năm của gia đình ông Thành vào khoảng 50 tỷ đồng, trừ các khoảng chi phí, tôi lãi từ 5-7 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, gia đình ông Thành đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 70 lao động địa phương với mức lương trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Chế độ đãi ngộ người lao động của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất do gia đình ông làm chủ được đánh giá thuộc hàng tốp đầu trên địa bàn…

 

Bí quyết để có được thành công như ngày hôm nay, theo ông Thành thì ông đã mạnh dạn đầu tư, quyết tâm làm giàu, năng động và thích ứng với diễn biến thị trường là yếu tố quyết định sự thành bại của những người nông dân làm kinh tế như ông Hiện nay, kinh tế thị trường phát triển như vũ bảo, đòi hỏi người làm kinh doanh phải luôn nắm bắt được thời thế để kịp thời chèo lái, điều chỉnh định hướng kinh doanh cho phù hợp…

Và hết lòng với con em đồng đội

Ngoài làm kinh tế giỏi, bản thân ông Phạm Ngọc Thành và các công ty do ông làm chủ đã đóng góp hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho hoạt động xã hội, từ thiện, việc nhân nghĩa.

Thời gian qua gia đình ông Thành đã hỗ trợ 92,5 triệu đồng để cày ủi, sang lấp đất, làm đường nông thôn và mỗi năm vào dịp tết Nguyên Đán ông có ủng hộ 20 xuất quà cho các hộ nghèo khó khăn (mỗi xuất 500 nghìn đồng). Vào đầu năm học hằng năm, gia đình tặng 3 trường trên địa bàn xã Đại Quang mỗi trường 2 học bổng, mỗi xuất học là 1 triệu đồng…

 

Đặc biệt, vào ngày thương binh liệt sỹ hằng năm, ông Thành tặng 2 - 3 sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, mỗi sổ 1 triệu đồng; tham gia đóng vào các Quỹ như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ chất độc da cam, Quỹ vì trái tim cho em, ủng hộ các kỳ đại hội của Đảng và các đoàn thể... Ngoài ra, ông còn đóng góp cho Quỹ Khuyến học của xã mỗi năm 45 triệu đồng; xây dựng tặng 2 cổng làng Phước Lộc và làng Hoà Thạch; xây dựng 2 nhà tình nghĩa tại thôn Song Bình và thôn Phước Lộc; đóng góp để xây dựng xóa nhà tạm, làm đường bê tông thôn...

Bên cạnh đó, ông Thành còn dành khoảng 2 tỷ đồng cho nhiều anh em cựu chiến binh, con em cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn mượn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm nhà và mua phương tiện đi lại nhằm ổn định cuộc sống như gia đình hộ ông Nguyễn Dũng, Phạm Ánh, Phạm Hùng…

 

Ông Đoàn Tám – Chủ tịch UBND xã Đại Quang cho biết, ông Phạm Ngọc Thành là tấm giương sáng làm kinh tế cho các thế hệ trẻ noi giương, ngoài công việc kinh doanh, ông còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội, mỗi năm ông Thành đóng góp từ 200-300 triệu cho các hoạt động xã hội ở địa phương. Ông Thành là một trong những Đảng viên tiêu biểu trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 49

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 12159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2138485

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12992110