Hiệu quả kinh tế từ mô hình vườn sinh thái

Thứ tư - 08/02/2017 14:24
Mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) được triển khai thành công tại các xã miền núi phía tây huyện Núi Thành đã góp phần giúp các hộ dân nơi đây phát triển kinh tế bền vững hơn.
Mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng tây Núi Thành.

Mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng tây Núi Thành.

Để giúp đồng bào các xã miền núi phát triển kinh tế một cách bền vững, cùng với nhiều chính sách của nhà nước, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Núi Thành đã triển khai mô hình VAC bền vững đồng loạt tại 3 xã: Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Sơn với 30 hộ dân tham gia. Mô hình được triển khai từ tháng 1.2016 với quy mô mỗi hộ có diện tích vườn nhà trên 500m2 thực hiện trồng 10 cây ăn quả gồm mít Thái Lan Changai siêu sớm, bưởi da xanh mắt ghép Thái Lan; nuôi 50 con gà thả vườn và nuôi ghép 700 con cá diêu hồng, rô phi đơn tính trong ao đất. Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện hỗ trợ cây, con giống, vật tư, thiết bị... với tổng kinh phí hơn 164 triệu đồng. Đồng thời cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con chuẩn bị đất, thời vụ nuôi trồng, cách chăm sóc, cho ăn uống, phòng trừ dịch bệnh... Qua 10 tháng thực hiện mô hình, trừ đi thời gian khảo sát, chọn hộ, tập huấn... các loại cá diêu hồng, rô phi, gà ta nuôi được 5 tháng và đã cho thu hoạch. Còn các loại cây ăn quả chưa ra hoa kết trái nhưng tỷ lệ cây sống đạt 100%. Theo tính toán, sản phẩm gà ta và cá diêu hồng, rô phi đơn tính thu hoạch đạt doanh thu 395 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 185 triệu đồng, bình quân mỗi hộ lãi 5,1 triệu đồng sau 5 tháng thực hiện mô hình, chưa kể đến lợi nhuận từ trồng các loại cây ăn quả.

Ông Lê Kim Chiến (thôn Đức Phú, xã Tam Thạnh) - người tham gia mô hình nói: “Trước đây, gia đình tôi cũng có trồng cây, nuôi gà, thả cá trong vườn nhưng gặp nhiều rủi ro, nay thực hiện mô hình VAC do Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện hỗ trợ mang lại hiệu quả rõ rệt. Các cây mít Thái Lan Changai siêu sớm, bưởi da xanh đang phát triển tốt, các loại cá và gà thả vườn gia đình tui đã xuất bán thu lãi gần 5,5 triệu đồng”.  Qua thực tế mô hình VAC bền vững ở 3 xã: Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Sơn cho thấy, cá nuôi trong ao đất có đầu tư thâm canh, tỷ lệ sống và năng suất rất cao. Gà ta thả vườn tỷ lệ sống đạt 97%... Kỹ sư Đặng Văn Quang - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện nhận xét: “Cây trồng, con vật nuôi giống mới trong mô hình VAC được chọn lọc kỹ nên có tính kháng bệnh, chống chịu dịch bệnh cũng như điều kiện khắc nghiệt của môi trường miền núi. Các loại giống này khỏe mạnh, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh bên cạnh đó, trạm cũng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật nuôi trồng, bón phân, phòng trừ dịch bệnh nên hiệu quả đem lại khá cao. Mô hình đem lại lợi nhuận hơn 5 triệu đồng cho mỗi hộ nông dân, tương đương với lợi nhuận từ trồng 1ha lúa. Từ thành công này, chúng tôi đề nghị nhân rộng để giúp bà con các địa phương vùng núi phía tây huyện phát triển kinh tế một cách bền vững trong thời gian đến

Tác giả bài viết: Văn Phin

Nguồn tin: QNO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 62303

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1529171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12382796