Đồng thuận xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 05/12/2017 02:12
Với kết quả 9 năm liền thôn Cây Mộc, xã Bình Dương (Thăng Bình) được công nhận là thôn văn hóa, 99,28% hộ đạt gia đình văn hóa nhờ vào sự đồng thuận, đoàn kết của người dân nơi đây.
Người dân thôn Cây Mộc tự nguyện hiến đất, tháo vật kiến trúc để làm đường ĐH2. Ảnh: T.SƯƠNG
Người dân thôn Cây Mộc tự nguyện hiến đất, tháo vật kiến trúc để làm đường ĐH2. Ảnh: T.SƯƠNG

Trong ký ức những người lớn tuổi ở thôn Cây Mộc của 15 năm trước khi tách khỏi thôn 1 là chặng đường với biết bao khó khăn. Gần 50% hộ dân khi ấy là hộ nghèo, nhà cửa tranh tre. Ông Lê Văn Sáu, 64 tuổi, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn kể: “Năm 2002, do đặc tính nghề nghiệp khác nhau, một số bà con làm nghề trên sông, còn một nửa làm nông nên nhân dân xin tách thôn. Lúc đó, cái gì cũng đơn giản, thô sơ, từ nhà cửa cho đến phương tiện đánh bắt trên sông, con em trong thôn mà học được hết cấp 2 là rất hiếm. Cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa cũng chẳng có gì”. Không chỉ vậy, là địa điểm giáp ranh với nhiều xã khác nên nơi đây trở thành điểm nóng về an ninh trật tự. Sau thời gian chung tay xây dựng, đến nay thôn Cây Mộc ngày càng khởi sắc. Nhà cửa kiên cố, bà con không chỉ hành nghề truyền thống đánh bắt trên sông mà đẩy mạnh nuôi trồng, mua bán, đánh bắt thủy sản, đi biển cho các chủ thuyền ở xã Duy Vinh (Duy Xuyên). Con em đến độ tuổi lao động ngoài làm công nhân, đã tham gia học nghề mở của hàng dịch vụ riêng. Nhờ đó, thu nhập gia đình năm sau luôn cao hơn năm trước, hộ đói nghèo hàng năm đều giảm. Đến nay, thu nhập bình quân đạt gần 30 triệu đồng/người/năm.

Một thôn có 72 hộ với 251 nhân khẩu nhưng đã đóng góp được gần 100 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn làm nơi sinh hoạt hội họp, vui chơi giải trí cho nhân dân trên địa bàn. Đó là chưa kể, bà con còn đóng góp hơn 155 triệu đồng và 100 ngày công để xây dựng cổng chào văn hóa thôn, sân bóng đá, bóng chuyền, 2 thuyền đua, gần một nghìn ngày công làm đường bê tông, bắt điện chiếu sáng. Khi thực hiện chủ trương xây dựng tuyến đường ĐH 2, giai đoạn 2 qua địa bàn, hơn 60 hộ dân ở đây đã tự nguyện hiến 500m2 đất ở và vật kiến trúc trên đất, trị giá hơn 1 tỷ đồng. Ông Nguyễn Trung Đinh, người dân thôn Cây Mộc cho hay: “Nhà nước đầu tư con đường thì dân cũng hiến đất để làm, tạo thuận lợi thi công. Bởi mục đích cuối cùng khi đường thông thoáng, rộng rãi cũng quay về phục vụ chính người dân nơi đây”. Kể về những đổi thay của làng quê, ông Lê Văn Sáu cho hay, trong suốt 15 năm qua, thôn chưa hề có một trường hợp nào vi phạm pháp luật. Nhận thức của người dân được nâng cao nên bà con đã có ý thức về giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch sẽ, nhà cửa ngăn nắp vệ sinh. Đặc biệt, từ khi mô hình thu gom rác thải ra mắt, vệ sinh thôn xóm càng sạch sẽ hơn.

Với sự đồng thuận của người dân trong xây dựng nông thôn mới, kết quả 9 năm liền Cây Mộc được công nhận là thôn văn hóa, các hộ gia đình đạt gia đình văn hóa hàng năm đều tăng. Đến năm 2017, 99,28% hộ đạt gia đình văn hóa. Nhưng điều tự hào nhất của người dân nơi đây, đó chính là tình hàng xóm, qua bao năm vẫn vẹn nguyên, tối lửa tắt đèn có nhau.

THU SƯƠNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 95736

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1504745

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12358370