Dấu ấn thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam: Tham gia giám sát, phản biện xã hội (Bài 3)

Thứ ba - 14/11/2023 01:06
Trong nhiệm kỳ 5 năm (2018- 2023), Hội Nông dân Việt Nam đã tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu quan trọng ngay từ đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn tại Hội nghị lấy ý kiến Luật đất đai sửa đổi

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn tại Hội nghị lấy ý kiến Luật đất đai sửa đổi

THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH VÀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Góp ý kiến xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Theo báo cáo tổng hợp của VP Trung ương Hội, trong nhiệm kỳ 2018- 2023, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII đã tập trung triển khai mạnh mẽ đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. 

Cụ thể, các cấp Hội chủ động tổ chức tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trung ương Hội tổ chức 6 hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại 6 Cụm thi đua; Hội nghị góp ý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Hội nghị góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức 7.548 hội nghị phản biện, tham gia góp ý 39.379 ý kiến vào các dự thảo văn bản...

Qua đó, góp phần quan trọng vào nội dung Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đó là: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng tới mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, giá trị gia tăng cao.

Đặc biệt, các tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, Quy định 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 01-NQ/ĐĐ-HNDVN ngày 27/10/2021 của Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam và tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bồi dưỡng, giới thiệu cho các cấp ủy kết nạp được 33.926 hội viên nông dân ưu tú vào Đảng.

Cụ thể, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức 14.034 đoàn giám sát; tham gia 32.261 đoàn giám sát do các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp chủ trì.

Ban Thường vụ Trung ương Hội tích cực tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 Trung ương tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(55,) Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai theo Công văn số 1577-CV/VPTW ngày 20/8/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư khóa X, Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg.

Tích cực góp ý xây dựng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và tham gia xây dựng chính quyền

Theo đánh giá, có thể nói, trong giai đoạn 2018- 2023, Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, hội viên, nông dân tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi). 

Ngày 7/3/2023, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tới 63 điểm cầu. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Nói về quá trình tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: "Trong quá trình lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều văn bản tham gia và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu chỉnh sửa bổ sung. Hội Nông dân Việt Nam đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Cơ quan chủ trì soạn thảo và chất lượng của Dự thảo Luật được đưa lấy ý kiến rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân".

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, không chỉ là sinh kế của hơn 1/3 dân số cả nước với hơn 9,1 triệu hộ nông dân mà còn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

"Việc nông dân tích cực tham gia chuyển đổi, tập trung đất đai, hợp tác, liên kết trong sản xuất đã góp phần cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao từng bước phát triển, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với nhiều sản phẩm chủ lực, làm thay đổi và tạo ra phương thức sản xuất mới (nông nghiệp chính xác, thông minh...), thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ phát triển, tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập bình quân chung toàn xã hội"- Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho biết.

Đánh giá về  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của đất đai. Phó Thủ tướng cho rằng, việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, liên quan đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, của mỗi người dân. Trong đó, người nông dân hiện nay chiếm trên 60% dân số, tham gia trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp khoảng 15 triệu người. Chính vì vây, việc lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, nông dân hết sức quan trọng, tác động rất lớn trong quá trình xây dựng chính sách.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ý kiến, tập trung thảo luận vào 4 nội dung trọng tâm. Đó là: Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội (trong đó có Hội Nông dân các cấp) trong quản lý và sử dụng đất đai; việc lấy ý kiến Nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về mở rộng hạn mức, đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa, tập trung, tích tụ đất nông nghiệp; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

Hội Nông dân Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức ngày 7/3/2023. Ảnh: Viết Niệm.

 

Báo cáo tổng hợp chương trình công tác của Trung ương Hội cũng cho thấy, đặc biệt, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Nông dân Việt Nam đã  tham gia góp ý các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của nông dân; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, ý kiến của hội viên, nông dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền cùng cấp để giải quyết, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp, nông thôn.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân.

Cụ thể, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tham gia tiếp 142.083 lượt công dân, đã giải quyết 61.476 vụ khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân; tiếp nhận 56.757 đơn thư, đã giải quyết 15.384 đơn thư thuộc thẩm quyền, chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 41.373 đơn; hòa giải thành công 42.732 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; xây dựng, duy trì, nhân rộng 5.363 mô hình tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân và 6.068 Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật".

Hình ảnh Thủ tướng tham dự Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 4 - Ảnh 5.

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân Việt Nam lần thứ 4 diễn ra tại tỉnh Sơn La ngày 29/5/2022 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Tổ chức thành công 4 Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân 

BCH Trung ương Hội NDVN khóa VII nhận định: Với vai trò là một tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp tục thực hiện tích cực, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đó là: Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy quyền dân chủ, tích cực tham gia góp ý, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở địa phương. 

Trung ương Hội tổ chức thành công 4 Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam với các chủ đề, nội dung thiết thực nhằm giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh; Hội Nông dân cấp tỉnh đã tổ chức 149 cuộc đối thoại, Hội Nông dân cấp huyện tổ chức 2.081 cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền cùng cấp với nông dân, từng bước đưa chủ trương đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ, chính quyền địa phương với hội viên, nông dân trở thành hoạt động định kỳ hằng năm để kịp thời có những giải pháp, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên kết quả thực hiện ở địa phương đạt được còn thấp so với chỉ tiêu Đại hội VII đề ra (tương ứng đạt 48,89% và 56,48%).

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu nhân sự và tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện trách nhiệm của cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri là hội viên, nông dân đi bầu đạt trên 99%. Định kỳ, tổng hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị, nguyện vọng của hội viên, nông dân chuyển đến Mặt trận Tổ quốc, các đại biểu dân cử để phản ánh tại các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Thực hiện tốt công tác vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc", góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bắc Ninh: Ra mắt Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật xã Hoàn Sơn - Ảnh 2.

 Bà Nguyễn Thị Lệ Tuyết - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chúc mừng Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du ngày 23/8/2023

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH

Thực hiện các chương trình phối hợp tham gia bảo vệ quốc phòng, an ninh

Báo cáo tổng hợp nhiệm kỳ Đại hội VII cũng cho thấy: Các cấp Hội tăng cường phối hợp với chính quyền, công an, quân đội tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho hội viên, nông dân; tích cực động viên hội viên nông dân thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ và chính sách "Hậu phương quân đội", các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" và tham gia thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới".

Triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp hoạt động giữa Trung ương Hội và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng giai đoạn 2019-2025. Các cấp Hội đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới; cung cấp thông tin, tố giác tội phạm với các lực lượng chức năng(58), xây dựng và duy trì "Điểm sáng vùng biên" góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; vận động ngư dân tích cực bám biển sản xuất gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp giữa hai ngành giai đoạn 2016-2020; ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2020-2025.

Dấu ấn thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam: Tham gia giám sát, phản biện xã hội (Bài 3) - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định (trái) trao đổi cùng ông Đỗ Ngọc Hưng - chủ vườn dưa lưới tại xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phướct ngày 22/6/2023 Ảnh: Quang Sung

Vận động nông dân tham gia "Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"

Cũng theo báo cáo tổng hợp nhiệm kỳ Đại hội VII đánh giá: Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc", phối hợp với lực lượng Công an vận động nông dân tố giác tội phạm, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giúp đỡ những người lầm lỗi đã cải tạo trở về với cộng đồng. Các cấp Hội đã tổ chức vận động, hướng dẫn cơ sở Hội xây dựng và duy trì 12.263 mô hình tự quản về an ninh trật tự, đạt 124,06% chỉ tiêu Đại hội VII đề ra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Thông qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", Đề án "Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo", các cấp Hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất gắn với củng cố quốc phòng, an ninh ở vùng biên giới, hải đảo, xây dựng tình đoàn kết quân dân, góp phần giữ vững ổn định, đảm bảo an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc đi tham quan, học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao tháng 10/2017.

CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

Theo đánh gí của Ban Đối ngoại và HTQT Trung ương Hội NDVN: Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Hội tiếp tục được đẩy mạnh, bám sát các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, trọng tâm là thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, qua đó tăng cường niềm tin, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với đất nước, con người Việt Nam. Giới thiệu, quảng bá về văn hóa, đất nước, con người, nông sản hàng hóa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế, góp phần đưa nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và góp phần đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực triển khai các chương trình, dự án

Sau 10 năm là quan sát viên, Hội Nông dân Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân thế giới (WFO), tạo điều kiện tham gia giải quyết các vấn đề về ngoại giao khi xảy ra các sự việc, vướng mắc, tranh chấp, nhất là về thương mại nông sản, mở rộng cơ hội cho hội viên nông dân tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân. Các hoạt động hợp tác, giao lưu, đoàn kết, hữu nghị ngày càng chủ động, triển khai đa dạng về hình thức và thiết thực, cụ thể hơn, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Các cấp Hội đã tổ chức đón 60 đoàn vào; năm 2019 Trung ương Hội tổ chức thành công Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gắn với hội chợ nông sản sạch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trung ương Hội đã tham gia 322 cuộc họp trực tuyến với các đối tác và các nhà tài trợ của các Chương trình, dự án.

Tăng cường củng cố, duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với 76 đối tác song phương và đa phương; tích cực tham gia, phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế, vận động được 276,86 tỷ đồng để triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, giao thương hàng hóa nông sản giữa nông dân các tỉnh biên giới với các nước bạn, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với các nước.

Tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, lao động, quảng bá nông sản ở trong và ngoài nước

Thông qua các tổ chức đối tác quốc tế các cấp Hội đã phối hợp tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài, trong đó chú trọng đối tượng là lãnh đạo Hội, cán bộ trẻ, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước để tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa trên 5.000 hội viên nông dân đi lao động có thời hạn ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... 

Tổ chức các đoàn cán bộ, hội viên, nông dân đi thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa bàn trong nước cũng như học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả ở nước ngoài (vượt 48,71% so với chỉ tiêu Đại hội VII), qua đó đẩy mạnh quảng bá nông sản đặc trưng giữa các vùng miền trong nước và với bạn bè quốc tế.

 

Nâng cao năng lực đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ hội

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ Hội tiếp tục được quan tâm; hằng năm các cấp Hội đã cử cán bộ Hội tham gia các hoạt động đối ngoại, các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo, tham gia các nhóm tư vấn, hỗ trợ dự án của các đối tác; phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế tổ chức 174 hội nghị, hội thảo, diễn đàn mời các chuyên gia, nông dân giỏi, các doanh nhân thành đạt của các nước đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ hội các cấp, góp phần nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cấp Hội.


Nguồn tin: Báo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 21830

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2247940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15355543