ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP, SINH HOẠT HỘI VIÊN NÔNG DÂN TỪ CÁC CHI, TỔ HỘI NÔNG DÂN NGHỀ NGHIỆP

Thứ ba - 08/02/2022 20:16
Thời gian qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động để thu hút hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Đồng thời, trên cơ sở Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW về đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong các năm qua.
Tiên Sơn, Tiên Phước ra mắt tổ hội nghề nghiệp nuôi bò thâm canh

Tiên Sơn, Tiên Phước ra mắt tổ hội nghề nghiệp nuôi bò thâm canh

Chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được thành lập và hoạt động song trùng cùng với chi, tổ Hội nông dân theo khu dân cư, nhưng trên nguyên tắc 5 tự “Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm” và 5 cùng “Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẽ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi”.
Trên cơ sở các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, câu lạc bộ, nhóm sở thích, nhóm hộ cùng sản xuất, chăn nuôi một loại cây trồng, con vật nuôi hoặc chuyên sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, các cấp Hội đã trực tiếp hướng dẫn thành lập các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, mỗi chi Hội có từ 15 hội viên trở lên, gồm Ban Chấp hành chi Hội và hội viên, tổ Hội có từ 5 hội viên trở lên. Đến thời điểm 31/12/2021 toàn tỉnh Quảng Nam đã thành lập được 43 chi Hội và 543 tổ Hội nông dân nghề nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với 6.861 hội viên tham gia. Trong đó một số chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả như: Tổ hội chăn nuôi bò thâm canh xã Tiên Sơn, chi Hội trồng cam giấy xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tổ Hội nuôi bò BBB xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, chi Hội trồng cây ăn quả xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, chi Hội nuôi heo đen bản địa xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh…
Qua thực tế cho thấy hội viên sinh hoạt ở các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp rất phấn khởi và nhiệt tình tham gia công tác Hội, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt luôn đạt trên 95%, cao hơn nhiều so với việc sinh hoạt ở các chi hội theo đơn vị hành chính. Có được tỷ lệ đó là nhờ hội viên, nông dân tham gia trên tình thần tự nguyện và cùng lĩnh vực sản xuất, cùng mối quan tâm, có nhu cầu được tiếp cận khoa học kỹ thuật, được bàn bạc, thảo luận, chia sẽ những kinh nghiệm hay trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế và tích cực tham gia xây dựng tổ chức Hội. Các chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động tạo sự gắn kết giữa xây dựng tổ chức Hội với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, làm tiền đề cho kinh tế tập thể phát triển. Nếu như trước đây, hội viên nông dân chỉ sinh hoạt trong các chi, tổ hội theo đơn vị hành chính, nay có thể tham gia vào các chi, tổ hội nghề nghiệp mà không cần quan tâm mình thuộc chi, tổ hội nào.

Một buổi sinh hoạt của tổ hội nghề nghiệp
Chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp xây dựng Quy chế hoạt động, kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, chọn một ngày cố định trong tháng hoặc trong quý để sinh hoạt hội viên.
Các cấp Hội đã hỗ trợ tích cực trong việc hình thành các chi, tổ Hội nghề nghiệp từ hướng dẫn quy trình thành lập, hỗ trợ nông dân được tiếp cận các nguốn vốn vay để mở rộng sản xuất, tạo điều kiện nông dân được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp…
           Tuy nhiên việc thành lập và hoạt động chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn như: các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp chưa phát huy hết tinh thần "5 tự" và "5 cùng". Hội viên tham gia sinh hoạt ở các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp chỉ dừng lại trên tinh thần liên kết giữa nông dân với nông dân, việc liên kết tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, sản phẩm có giá trị, chất lượng chưa nhiều, chưa đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Việc liên kết giữa các chi hội nghề nghiệp với nhau, giữa chi hội nghề nghiệp với các doanh nghiệp, các Hợp tác xã trong việc hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm chưa mạnh, nên lượng hàng hóa làm ra không nhiều nhưng khó tiêu thụ.
Để phát huy hiệu quả hoạt động của các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến các cấp Hội cần tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với chủ trương phát triển mô hình kinh tế tập thể; từ đó thay đổi hình thức tập hợp, sinh hoạt hội viên từ các chi, tổ hội theo khu dân cư sang sinh hoạt theo các chi, tổ Hội nghề nghiệp. Tích cực tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền địa phương về chủ trương thành lập chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, từng bước thành lập tổ chức Đảng trong các chi hội nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực từ Nhà nước để xây dựng các chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp. Các cấp Hội tích cực làm cầu nối giữa các chi, tổ Hội nghề nghiệp với các Hợp tác xã, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo sự liên kết trong sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên sử dụng nguồn lực từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh cho các chi, tổ hội nghề nghiệp.

Tác giả bài viết: Văn Trường

Nguồn tin: Hội Nông dân tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 58855

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12379348