Chủ động ngăn chặn, phòng chống hiệu quả dịch bệnh trên vật nuôi

Thứ tư - 25/10/2023 20:11
(QNO) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật năm 2024 với mục đích chủ động ngăn chặn, phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản.
Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm trên vật nuôi. Ảnh: M.N

Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm trên vật nuôi. Ảnh: M.N

Theo kế hoạch, Quảng Nam thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, công tác tiêm phòng; kịp thời phát hiện tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục đảm bảo đạt hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề thú y, hoạt động buôn bán thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong thú y của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản.

Kế hoạch nêu rõ thời gian tiêm vắc xin phòng bệnh tập trung vào 2 đợt: đợt 1 từ tháng 2 - 3/2024, đợt 2 từ tháng 8 - 9/2024. Riêng đối với bệnh dại tiêm 1 đợt chính vào tháng 5 và 6/2024; bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò tiêm 1 đợt chính trong năm trước thời điểm dịch bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại địa phương và vào thời điểm 1 - 2 tháng trước khi hết thời gian miễn dịch bảo hộ đối với trâu bò đã được tiêm vắc xin viêm da nổi cục.

Công tác giám sát lâm sàng dịch bệnh được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm mới nuôi và trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm ca bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Khi có dịch xảy ra phải thực hiện công tác điều tra ổ dịch, xử lý ổ dịch, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp (đối với các loại dịch bệnh có vắc xin tiêm phòng) và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Kế hoạch còn đề ra giải pháp đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thực hiện công tác kiểm dịch tại gốc đối với động vật và sản phẩm động vật, giống thủy sản; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch thú y...

Từ đầu năm 2023 đến nay, Quảng Nam xảy ra 12 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi ở 12 xã, phường, thị trấn với 145 con heo mắc bệnh chết, tiêu hủy bắt buộc. Đến nay còn 4 ổ dịch ở 4 xã.

Đối với dịch cúm gia cầm, xảy ra 1 ổ dịch với tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy bắt buộc 365 con. Đến nay qua hơn 7 tháng không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện ở 35 xã, phường, thị trấn với 36 ổ dịch làm 180 con trâu bò mắc bệnh; trong đó 18 con mắc bệnh chết, tiêu hủy bắt buộc.

Đối với bệnh lở mồm long móng, từ đầu năm đến nay có 9 ổ dịch ở 9 xã, phường làm 123 con trâu bò mắc bệnh; trong đó 3 con mắc bệnh chết, tiêu hủy bắt buộc.

Đối với bệnh động vật thủy sản, bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng xảy ra ở một số địa phương với diện tích bị bệnh 20,8ha; bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng với diện tích bị bệnh 21,8ha...


Tác giả bài viết: Q. Châu

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 26746

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2252856

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15360459