Nguồn lực phát triển kinh tế vùng cao Quảng Nam

Thứ ba - 02/07/2024 00:35
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Trồng sâm từ vốn vay chính sách giúp gia đình chị Hồ Thị Lục thoát nghèo, ổn định thu nhập. Ảnh: V.QUANG

Trồng sâm từ vốn vay chính sách giúp gia đình chị Hồ Thị Lục thoát nghèo, ổn định thu nhập. Ảnh: V.QUANG

Gia đình chị Hồ Thị Lục (dân tộc Xơ Đăng) trước đây là hộ nghèo ở thôn 3, xã Trà Linh, Nam Trà My. Thông qua Hội Nông dân xã Trà Linh, tháng 4/2022, gia đình chị Lục được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Nam Trà My cho vay 100 triệu đồng để trồng 350 cây sâm Ngọc Linh trên diện tích vườn rừng của gia đình.

Đến cuối năm 2023, vườn sâm Ngọc Linh của gia đình chị Lục cho hạt và lá để bán, tạo nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra, chị còn đầu tư thêm tiệm tạp hóa để phục vụ hàng hóa thiết yếu cho bà con trong vùng.

Đến tháng 11/2023, gia đình chị vay thêm 70 triệu đồng của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My để trồng thêm 200 cây sâm Ngọc Linh và mở rộng quy mô kinh doanh tạp hóa.

“Đến nay, gia đình tôi ổn định thu nhập 120 triệu đồng/năm. Tôi luôn tuyên truyền các hộ gia đình tiếp cận vốn chính sách để phát triển kinh tế” - chị Lục nói.

Tháng 3/2024, chị Lục được bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm & vay vốn thôn Trà Linh và tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con mạnh dạn vay vốn chính sách để sản xuất.

Từ đó, trên địa bàn xã Trà Linh hiện có thêm nhiều hộ sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả như gia đình anh Hồ Văn Ký có hơn 100 cây sâm Ngọc Linh 4 - 5 tuổi; hộ ông Hồ Văn Liêu có hơn 200 cây sâm Ngọc Linh 3 - 5 tuổi…

Hiện tại, Tổ tiết kiệm và vay vốn do chị Lục quản lý có 49 hộ vay, số tiền vay 2,8 tỷ đồng. Tổ không có nợ quá hạn, 49/49 hộ tham gia gửi tiết kiệm đều hàng tháng, đến nay được 84 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My cho biết, đến ngày 30/6, đơn vị đang có dư nợ gần 243,2 tỷ đồng với 13 chương trình cho vay, 4.951 hộ vay vốn làm ăn.

btm.jpg
Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bắc Trà My giúp người dân vay vốn phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Q.VIỆT

“Nguồn vốn chính sách ở Nam Trà My tăng trưởng nhanh. Hiệu quả của đồng vốn vay phát huy tác dụng, hỗ trợ các hộ nghèo, chính sách phát triển sản xuất. Nhờ đó công tác giảm nghèo được triển khai thiết thực hơn” - ông Hiền nói.

Ở huyện Bắc Trà My đang thực hiện 18 chương trình tín dụng ưu đãi gồm cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, hỗ trợ tạo việc làm... Tổng dư nợ tín dụng chính sách ở Bắc Trà My đến ngày 30/6 là hơn 579,7 tỷ đồng với 8.352 hộ vay còn dư nợ.

Ông Trần Văn Quang - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bắc Trà My cho biết: “Chỉ thị 40 đã thực sự đi sâu vào cuộc sống.

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các cấp đã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực thi, giám sát xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội”.

Tác giả bài viết: Việt Quang

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 15

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 13


Hôm nayHôm nay : 18670

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 88151

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16726449