Xây dựng vùng sản xuất lúa giống Bình Đào

Thứ ba - 20/06/2023 19:32
Ứng dụng khoa học - công nghệ sản xuất lúa giống theo mô hình liên kết bền vững tại xã Bình Đào (Thăng Bình) mở thêm hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Vùng sản xuất lúa giống của HTX nông nghiệp Bình Đào. Ảnh: H.LIÊN

Vùng sản xuất lúa giống của HTX nông nghiệp Bình Đào. Ảnh: H.LIÊN

Thực hiện Nghị quyết 02 của HĐND tỉnh quy định một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động KH-CN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2025, HTX Nông nghiệp Bình Đào được hỗ trợ chủ trì dự án “Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ hạt lúa giống cấp xác nhận tại Thăng Bình”.

Dự án do ông Nguyễn Văn Hương - kỹ sư nông nghiệp làm chủ nhiệm, Trường Đại học Nông Lâm (Huế) chuyển giao công nghệ triển khai trong 24 tháng với 3 vụ (2 vụ hè thu, 1 vụ đông xuân).

Dự án đã chuyển giao, tiếp nhận, đào tạo 8 kỹ thuật viên, tập huấn cho 80 lượt nông dân về 3 quy trình kỹ thuật, gồm: sản xuất hạt lúa giống xác nhận đối với giống lúa HT1; sản xuất hạt lúa giống xác nhận đối với giống lúa KD18; chế biến, đóng gói hạt lúa giống xác nhận.

Ở vụ đông xuân 2022 - 2023 (vụ thứ 2), HTX Bình Đào tổ chức sản xuất 10ha lúa giống HT1 và HD18 tại tổ 6, thôn Trà Đỏa, với 80 hộ tham gia. Giống HT1 có thời gian sinh trưởng từ gieo sạ đến trổ 75 ngày và đến thu hoạch là 106 ngày ở cả hai ruộng mô hình và đối chứng.

Giống lúa KD18, từ gieo sạ đến trổ là 75 ngày và đến thu hoạch là 104 ngày ở cả hai ruộng mô hình và đối chứng. Về năng suất, giống HT1 có năng suất thực thu trên ruộng mô hình đạt 53,97 tạ/ha (ruộng đối chứng 50,77 tạ/ha). Giống KD18, năng suất thực thu là 61,18 tạ/ha (ruộng đối chứng 56,2 tạ/ha).

Ông Võ Tấn Sanh - Giám đốc HTX Bình Đào chia sẻ, tham gia dự án, người dân và cán bộ HTX được tập huấn các quy trình sản xuất lúa giống đạt chuẩn; được tiếp cận giải pháp quản lý dịch hại IPM, triển khai các giải pháp tưới tiết kiệm “ướt khô xen kẽ”...

Người dân được cấp phân bón, vật tư nông nghiệp có đối ứng; được hỗ trợ đóng thêm 2 cụm giếng bơm để chủ động nước tưới; được hỗ trợ cải tạo, vệ sinh và gia cố lại hệ thống kênh mương dẫn nước vào khu vực sản xuất.

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, sát cánh cùng HTX và nông dân, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật thâm canh chăm sóc giống lúa cấp xác nhận HT1 & KD18; hỗ trợ kỹ thuật khử lẫn và công nghệ sấy chế biến hạt lúa giống...

Trải qua 2 vụ sản xuất, toàn bộ sản lượng lúa giống HT1 và KD18 của mô hình được HTX Bình Đào thu mua tươi tại đồng với giá 6.000 đồng/kg (tương đương 7.800 đồng/kg khô), cao hơn giá thị trường 600 đồng/kg.

Ông Võ Tấn Sanh nói: “Có thể thấy, cả HTX lẫn người dân được hưởng lợi nhiều từ dự án. Bây giờ HTX có thể tự sản xuất lúa giống, liên kết sản xuất lẫn tiêu thụ với nông dân, đưa sản phẩm ra bán ở thị trường.

Rất mong các cấp hỗ trợ HTX và nông dân tiếp tục duy trì mô hình khi dự án kết thúc, đồng thời nhân rộng ra một số thôn còn lại. Hỗ trợ HTX khâu kết nối với các HTX, đại lý giống cây trồng để tiêu thụ hạt lúa giống mang thương hiệu HTX Bình Đào...”.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Hương - chủ nhiệm dự án, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, dự án đặt nền móng để HTX Bình Đào hướng tới phát triển vùng sản xuất lúa giống. Dự án còn hỗ trợ HTX Bình Đào lắp đặt dây chuyền thiết bị sấy, sơ chế, làm sạch, phân loại và đóng gói hạt giống; xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hạt lúa giống xác nhận HT1, KD18…

Tác giả bài viết: HOÀNG LIÊN

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 22526

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2282920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15390523