CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG 90 NĂM QUA

Thứ hai - 12/10/2020 15:23
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020), 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020), 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020), Ban Biên tập giới thiệu bài viết: Công tác vận động nhân dân của Đảng 90 năm qua.
Chuyến xe 0 đồng của Hội Nông dân xã Đại Hồng hỗ trợ nông dân trong đợt dịch Covid-19

Chuyến xe 0 đồng của Hội Nông dân xã Đại Hồng hỗ trợ nông dân trong đợt dịch Covid-19

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, ông cha ta đã luôn quan tâm đến việc lấy dân làm gốc. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi từng khẳng định “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước”, chân lý lấy dân làm gốc là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, được ông cha ta vận dụng để nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc, giành lại độc lập cho dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Không có nhân dân sẽ không bao giờ có lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng. Chính nhân dân và chỉ có nhân dân mới là người hiện thực hóa được mục tiêu, lý tưởng mà Đảng đề ra. Chính vì lẽ đó mà sau khi thành lập Đảng Bác Hồ đã cho thành lập các tổ chức Công Hội đỏ, Nông Hội đỏ, các nhóm tương tế… để huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng  (15/10/1930 - 15/10/2020), cùng  nhau điểm lại những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của nhân dân ta với Đảng trong suốt 90 năm qua.
Ngay sau khi Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế, tài chính, Quốc khố gần như trống rỗng, kinh tế kiệt quệ, chưa thu được thuế, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp, ngân quỹ Chính phủ chỉ vẻn vẹn có 1,25 triệu đồng Đông Dương, nhưng trong đó có tới 580 nghìn đồng rách nát đang chờ tiêu huỷ, các khoản nợ của chính phủ bù nhìn, tay sai để lại lên đến 564 triệu đồng… Những khó khăn tài chính càng thêm chất chồng khi quân Tưởng ép chúng ta sử dụng tiền Quan kim, Quốc tệ. Trong bối cảnh ấy Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương tổ chức “Tuần lễ Vàng” động viên nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng “Quỹ Độc Lập”. Chỉ trong 1 tuần, từ ngày 17-24/9/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước đã ủng hộ cho “Quỹ Độc Lập” khá nhiều vàng, bạc, tiền Đông Dương. Ở nơi cực Bắc của Tổ quốc, Vua Mèo Vương Chí Xình đã ủng hộ 9 cân vàng và 2,2 triệu đồng bạc trắng. Tại cố đô Huế, Nam Phương Hoàng Hậu đã ủng hộ hàng chục chiếc nhẫn, hoa tai, vòng vàng quý, nêu gương cho nhân dân Huế ủng hộ 420 lạng vàng. Bà Thềm - Công chúa Chăm ủng hộ 1 mũ vàng, 1 quả na, 1 quả khế, 1 nải chuối vàng và cả chiếc mục vàng của dòng họ vua Chăm... Có thể nói, thông qua tuyên truyền, “Tuần lễ Vàng” đã nhận được sự ủng hộ sôi nổi trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Không chỉ có người giàu mà gần như mỗi gia đình dù ít, dù nhiều cũng tham gia ủng hộ xây dựng “Quỹ Độc Lập”, người đôi bông tai, nhà 1-2 con bò… Kết quả là “chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được 20 triệu tiền đồng và 370 kilôgam vàng. Điểm nổi bật là phong trào “Tuần lễ Vàng” đã ghi nhận sự tham gia tích cực của nhiều nhà tư sản yêu nước. Vợ chồng ông Đỗ Đình Thiện ủng hộ 86 lạng vàng, 200 tấn thóc, 1.000 con bò và 40.000 đồng Đông Dương. Gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Minh Hồ ở Hà Nội đã ủng hộ 500 cây vàng và vận động quyên góp được 4.000 lạng vàng… Lượng tiền, vàng mà nhân dân cả nước ủng hộ cho “Quỹ Độc Lập” là tiền đề tài chính quan trọng giúp Đảng và Chính quyền cách mạng tháo gỡ tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, tạo thế và lực để giải quyết từng bước các nhiệm vụ cách mạng tiếp theo.
Cuối năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải  đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”. Từ lời kêu gọi ấy hàng triệu người dân Việt Nam nhất tề đứng dậy ủng hộ sức người, sức của, đổ biết bao nhiêu xương máu trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
          Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khẩu hiệu "Vì miền Nam ruột thịt, mỗi người làm việc bằng hai”, "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, với hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Từ những năm 1960 đến 1975, khắp miền Bắc dấy lên các phong trào thi đua lao động, sản xuất với khí thế sôi nổi. Như phong trào Thanh niên "Ba sẵn sàng", phụ nữ "Ba đảm đang”, nông dân "Tay cày tay súng”, công nhân "Tay búa tay súng”, học sinh làm "Nghìn việc tốt chống Mỹ”... Tỉnh Thái Bình lại ghi bảng vàng 5 tấn đánh dấu mốc lịch sử về năng suất lúa của miền Bắc. "Thóc thừa cân, quân vượt mức” của Thái Bình đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
          Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất nước nhà, nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn buổi đầu giành độc lập, trong thế vừa bị bao vây cấm vận vừa phải đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và Tây Bắc của Tổ quốc, theo tiếng gọi của Tổ quốc nhân dân cả nước đồng lòng bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, với những công cụ còn thô sơ, chủ yếu bằng sức người, hàng triệu thanh niên, nông dân, phụ nữ, Cựu chiến binh vừa gác tay súng khi đánh đuổi giặc ngoại xâm trên cả nước bắt tay vào xây dựng những công trình xã hội chủ nghĩa, kết quả đã cho ra đời hàng ngàn công trình là đập thủy lợi, hồ chứa nước, các công trình dân sinh mà chúng ta đang hưởng thành quả hôm nay, ở Quảng Nam chúng ta công trình đại thủy nông Phú Ninh là minh chứng về thành quả của lớp cha anh để lại cho chúng ta thừa hưởng hôm nay.  
          Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, gần 35 năm qua công tác Dân vận của Đảng đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, đã góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc. Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, về nông dân, thanh niên, phụ nữ, công nhân, nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện tốt hơn về công tác vận động quần chúng nhân dân. Nội dung và phương thức thực hiện công tác dân vận ngày càng được đổi mới, bám sát tình hình thực tiễn, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền, hướng đến chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân. Đặc biệt trong công cuộc vận động xây dựng nông thôn mới các tầng lớp nhân dân trên cả nước, đồng lòng hưởng ứng, đóng góp sức người, sức của vào công cuộc chung, hàng triệu nông dân trên cả nước đã tự nguyện hiến hàng ngàn ha đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của mình để xây dựng các thiết chế hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng khởi sắc.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế giới và Việt Nam chúng ta cũng chịu hậu quả nặng nề sau hai đợt dịch vừa qua. Trong bối cảnh đó hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc”, thực hiện nhiệm vụ kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh, mọi người dân trên cả nước đồng lòng cùng Chính phủ thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch từ việc chấp hành nghiêm công tác tự bảo vệ, tự cách lý, tự chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế đến những hình ảnh hết sức nhân văn của mỗi người dân Việt Nam từ các y, bác sĩ là những chiến sĩ trong tuyến đầu chống dịch, các công ty, doanh nghiệp, người có mức thu nhập cao đến những người nông dân chân lấm, tay bùn, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên cương của Tổ quốc đã đồng lòng đóng góp tài lực, vật lực cùng cả nước chung tay chống dịch, nếu như ở các thành phố lớn các doanh nhân thành đạt đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác chống dịch thì ở các miền quê xa xôi, những người nông dân dù cuộc sống còn rất khó khăn nhưng đã tích cực đóng góp từ ký gạo đến mớ rau, con cá là những thực phẩm hàng ngày của gia đình, những người đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đi hái những bó rau, búp măng, hoa chuối rừng gửi về vùng  xuôi để góp phần cùng với Đảng, Nhà nước đẩy lùi dịch bệnh, ổn định phát triển kinh tế.
Vẫn còn đó những boăn khoăn lo lắng của nhân dân vì sự tha hóa, biến chất, sự thờ ở, vô cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên trong khó khăn, thử thách mới thấy được lòng dân với Đảng, nhân dân ta vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Đảng ta đã qua 90 mùa xuân, trong 90 năm đó công tác vận động nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự trưởng thành của Đảng, một bài học được đúc kết đó là: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.

Tác giả bài viết: Văn Trường (tổng hợp)

Nguồn tin: HND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 26


Hôm nayHôm nay : 13284

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2139610

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12993235