Điểm tựa của nông dân

Thứ năm - 20/04/2023 01:06
Công tác hội và phong trào nông dân ở huyện Đại Lộc nhiệm kỳ 2018 - 2023 tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét, hiệu quả. Hội viên tích cực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.
Bàn giao “Mái ấm nông dân” cho nông dân Trần Mậu Toại có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại thôn Phú Phong

Bàn giao “Mái ấm nông dân” cho nông dân Trần Mậu Toại có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại thôn Phú Phong

Đổi mới cách làm

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đại Lộc - ông Nguyễn Hữu Vũ chia sẻ, thời gian qua các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo bền vững. Tổng cộng có 9 HTX, 52 tổ hợp tác về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản được thành lập mới, hoạt động hiệu quả đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện.

“Các cấp hội đã chủ động phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền, tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ..., qua đó giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nắm bắt được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất” - ông Nguyễn Hữu Vũ nói.

Trong 5 năm qua, HND huyện Đại Lộc vận động trao sinh kế cho nông dân 58 con bò giống, 500 con gà; trao hỗ trợ 5.890 suất quà, 5.237 thẻ bảo hiểm tai nạn, 549 thẻ bảo hiểm y tế, 220 chiếc xe đạp, 310 suất học bổng… Hoạt động của các cấp HND đã góp phần giúp 197 hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững.

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được nông dân tích cực hưởng ứng, đi vào thực chất.

Đại Lộc đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tiêu biểu như sản xuất lúa giống lai, lúa giống thuần chủng, rau an toàn VietGap, gạo an toàn, dầu phụng hữu cơ.

Nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, đưa nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như ổi an toàn Hồ Lộc (xã Đại Minh), bưởi da xanh (xã Đại Hưng), khổ qua rừng (xã Đại Tân), chè Bancha (xã Đại Thạnh), nấm bào ngư tím (xã Đại Lãnh), nấm sinh học (xã Đại Hiệp), bò lai vỗ béo (xã Đại Hồng)...

Theo ông Trương Hữu Mai - Chủ tịch HND huyện Đại Lộc, trong giai đoạn 2018 - 2023, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã thu hút đông đảo nông dân tham gia.

Sức lan tỏa của phong trào này trở thành điểm sáng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn; tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; thúc đẩy ra đời các loại hình trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao.

Trên địa bàn hình thành các hình thức hợp tác tự nguyện của nông dân, góp phần đổi mới HTX nông nghiệp, thực hiện tốt liên kết “4 nhà”. Trong 5 năm qua, toàn huyện có 5.699 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (cấp xã 3.560 hộ, cấp huyện 1.870 hộ, cấp tỉnh 1.870 hộ, cấp Trung ương 10 hộ).

Hỗ trợ nhà nông

“Cùng với các hoạt động tinh thần, HND Đại Lộc luôn chú trọng hỗ trợ nhà nông trong sản xuất, phát triển kinh tế. Chúng tôi thường xuyên đi thực tế cơ sở tìm hiểu người nông dân cần gì để hỗ trợ” - ông Trương Hữu Mai chia sẻ.

Thông qua công tác tuyên truyền, hội đã giúp cho nông dân thấy rõ lợi ích khi tham gia xây dựng tổ hợp tác, HTX để tự nguyện thành lập và mở rộng quy mô, tăng hiệu quả kinh tế.

Mô hình nuôi lươn không bùn của nông dân Phan Thanh Hòa (thôn Ô Gia, xã Đại Cường) mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: TCT
Mô hình nuôi lươn không bùn của nông dân Phan Thanh Hòa (thôn Ô Gia, xã Đại Cường) mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: TCT

Các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật thu hút hàng chục nghìn hội viên tham gia. HND huyện còn phối hợp với HND tỉnh triển khai chương trình phân bón trả chậm cho hội viên nông dân với hơn 8.700 người đăng ký. Riêng vụ đông xuân 2022 - 2023 này, hội cung ứng hơn 400 tấn phân bón trả chậm cho nông dân.

Tạo điều kiện giúp nông dân phát triển sản xuất, đến cuối năm 2022, ngoài nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Trung ương và tỉnh ủy thác hơn 4,9 tỷ đồng, HND cấp huyện và xã theo dõi quản lý cho vay hơn 4,5 tỷ đồng với 178 hộ vay và thực hiện hỗ trợ ủy thác nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 101 tỷ đồng cho 2.554 hộ vay. Hội phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho vay 97 tỷ đồng giúp nông dân có thêm điều kiện đầu tư các mô hình kinh tế.

Theo ông Nguyễn Hữu Vũ, một điểm sáng nữa của công tác hội và phong trào nông dân huyện là chăm lo an sinh xã hội. Xác định “an cư mới lạc nghiệp”, HND Đại Lộc vận động hơn 1,8 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng 28 nhà “Mái ấm nông dân” giúp nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.

Thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, thông qua các nguồn vận động, hội trao 2.072 suất quà (hơn 1,29 tỷ đồng) tặng nông dân nghèo, người dân khó khăn; trao 500 suất quà tổng trị giá 200 triệu đồng hỗ trợ bệnh nhân COVID-19; gửi nhu yếu phẩm đến bà con quê hương tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng trị giá 80 triệu đồng.

 
 

Tác giả bài viết: Công Tú

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 61270

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1704918

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14812521