Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo

Thứ tư - 02/08/2023 00:51
Với quyết tâm chính trị cao, vượt qua những khó khăn, tập thể Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã lãnh, chỉ đạo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đề ra, nhiều hoạt động của Hội đã để lại dấu ấn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngoài cùng bên trái) giới thiệu các sản phẩm của nông dân với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng. Ảnh: T.H

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngoài cùng bên trái) giới thiệu các sản phẩm của nông dân với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng. Ảnh: T.H

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về công tác Hội cũng như phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Công tác Hội vững mạnh toàn diện về mọi mặt

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam trong 5 năm 2018-2023 vừa qua?

- Có thể nói rằng nhiệm kỳ 2018 - 2023 là nhiệm kỳ thành công của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam, mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đời sống, kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 1.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngoài cùng bên trái) giới thiệu các sản phẩm của nông dân với lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng. Ảnh: T.H

Tuy nhiên với quyết tâm chính trị cao, vượt qua những khó khăn thách thức, tập thể Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã lãnh, chỉ đạo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã đề ra, nhiều hoạt động của Hội đã để lại dấu ấn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cùng lãnh đạo UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh trong buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân năm 2020. Ảnh: T.H

Hội đã phát huy lợi thế các kênh thông tin tuyên truyền đã chuyển tải kịp thời các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến tận chi tổ hội và hội viên, nông dân, để chính sách sớm đi vào thực tiễn cuộc sống người dân.

Một trong những việc, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam được đánh giá cao là công tac xây dựng tổ chức Hội. Ông có thể cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá về công tác này như thế nào?

- Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, đối với công tác xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh toàn diện về mọi mặt, Hội Nông dân tỉnh đã kết nạp mới 26.215 hội viên, có 201 đồng chí cán bộ Hội Nông dân tham gia cấp ủy, 276 đồng chí là đại biểu HĐND các cấp.

Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng 460 mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng dẫn hỗ trợ đã thành lập mới 81 Hợp tác xã và 436 Tổ hợp tác, 705 tổ Hội và 61 chi Hội Nông dân nghề nghiệp, trực tiếp mở 499 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 15.464 con em nông dân.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 3.

Một mô hình phát triển kinh tế vườn của nông dân huyện Phú Ninh ngày càng vững mạnh, phát triển cho thu nhập cao. Ảnh: T.H

Ngoài ra, còn cung ứng 25.830 tấn phân bón có chất lượng theo hình thức trả chậm trị giá 325,4 tỷ đồng, hơn 60 nghìn cây giống ăn quả và hàng chục ngàn cây lâm nghiệp các loại trị giá hơn 3,372 tỷ đồng, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh đến cuối năm 2022 lên 68,400 tỷ đồng đã cho 3.617 lượt hộ vay, tổ chức 4 lần Hội chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp với trên 450 gian hàng, hơn 1.500 sản phẩm.

Bện cạnh đó, đối với tham gia có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong 5 năm qua Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu tổ chức 3 lần đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tỉnh với nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ thể sản phẩm OCOP, tổ chức 9 cuộc giám sát thực hiện pháp luật về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng  nông thôn mới và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nông dân trong đại dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 4.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam giúp tiêu thụ sản phẩm cam vàng của nông dân tỉnh Hà Giang. Ảnh: T.H

Đặc biệt, trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19 các cấp Hội đã huy động hàng trăm tấn rau, củ quả và thực phẩm các loại tặng cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, vận động hội viên nông dân tham gia hỗ trợ tiêu thụ cá diêu hồng, heo thịt, rau, củ quả các loại cho nông dân. Chú ý nhất là, tiêu thụ hơn 60 tấn hành tím cho nông dân tỉnh Sóc Trăng trị giá 1,2 tỷ đồng; 6 tấn cam vàng cho nông dân tỉnh Hà Giang…. Qua các hoạt động trên cho thấy Hội Nông dân tỉnh đã phát huy được vai trò là cầu nối giữa hội viên, nông dân với Đảng, Nhà nước trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến với hội viên, nông dân.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 5.

Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam trong một lần trao kế sinh nhai cho gia đình hội viên nông dân khó khăn. Ảnh: T.H

Một trong những kết quả mà hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam được đánh giá cao là "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" và đã có nhiều nông dân giỏi, xuất sắc. Ông đánh giá như thế nào về phong trào này trên địa bàn tỉnh?

- Đối với phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" ở Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu cho biết, Hội Nông dân tỉnh xem đây là phong trào nòng cốt, có sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đổi mới tư duy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho nông dân, qua phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp Trung ương.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 6.

Lão nông Đồng Phước Tào (SN 1968, thôn Trà Đình, xã Quế Phú, Quế Sơn) với nghề thu mua, chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo, nếp, bắp, sắn… không những thành “tỷ phú” chân đất mà mỗi năm ông còn giải quyết hơn 20 lao động thường xuyên và thời vụ, lương mỗi lao động từ 10 đến 15 triệu đồng, doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng, lãi ròng hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: T.H

Có thể nói rằng, phong trào nông dân giỏi đã có đóng góp rất lớn cho công cuộc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh nhà, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là những người tiên phong trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là chủ thể các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, tích cực đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong nhiệm kỳ 2018 – 2023 các cấp Hội Nông dân của tỉnh đã giúp đỡ 2.271 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững với tổng số tiền 12,648 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh hiện nay xuống còn 6,63%.

Ngoài ra Hội Nông dân tỉnh còn đóng góp rất lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới như tham gia cải tạo vườn tạp xây dựng vườn mẫu nông dân, tham gia cuộc thi "Vườn - Tường - Đường đẹp", xây dựng tuyến đường "sáng - xanh - sạch - đẹp", tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, thành lập  câu lạc bộ "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" "Tuyến đường nông dân tự quản"… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn.

Tỉnh Quảng Nam có nhiều chính sách và "bơm vốn" kịp thời cho nông dân

Để đạt được những kết quả trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những hỗ trợ như thế nào với Hội Nông dân tỉnh, thưa ông?

- Để hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh, hội viên nông dân, đến thời điểm hiện nay Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành trên 20 cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trong thời gian tới trên cơ sở các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thân thiện với môi trường.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 7.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong một lần giới thiệu sản phẩm Sâm Ngọc Linh của Quảng Nam. Sâm Ngọc Linh được xem là loại dược liệu quý hiếm tại Quảng Nam cũng là cây giúp người dân huyện miền núi cao Quảng Nam thoát nghèo. Ảnh: T.H

Ngoài ra, tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để Hội Nông dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, đặc biệt hỗ trợ các nguồn lực tài chính để phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân.

Tiếp tục hỗ trợ tích tụ ruộng đất trong nông dân và các chính sách về đất đai để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để kinh tế nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 8.

Nhờ nhiều sách và "bơm vốn" kịp thời mà nhiều nông dân ở Quảng Nam vươn lên làm giàu thoát nghèo. Ảnh: CTV

Tỉnh Quảng Nam có định hướng như thế nào về phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới, thưa ông?

- Đối với Quảng Nam, đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực, có lợi thế và ổn định để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như, lúa giống, rau, quả, dược liệu, tôm, bò, lợn, gà, gỗ nguyên liệu... Ngoài ra, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 9.

Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023 các cấp Hội Nông dân của tỉnh đã giúp đỡ 2.271 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững với tổng số tiền 12,648 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh hiện nay xuống còn 6,63%. Ảnh: T.H

UBND tỉnh Quảng Nam sẽ sớm hình thành các vùng chuyên canh đồng bộ về kết cấu hạ tầng, dịch vụ, phát triển công nghiệp chế biến. Chuyển đổi nhanh và giảm diện tích sản xuất lúa năng suất và hiệu quả thấp, bấp bênh sang phát triển các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và thị trường.

Quảng Nam được đánh giá là có tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây sâm Ngọc Linh. Tỉnh có kế hoạch thúc đẩy phát triển loại cây được gọi là "quốc bảo" này như thế nào?

- Chúng tôi sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo định hướng một số cây trồng, con vật nuôi chủ lực của tỉnh như sâm Ngọc Linh, dỗi ăn hạt, măng cụt, lúa giống, nuôi tôm, bò lai, ngoài ra tỉnh tiếp tục hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Thaco Trường Hải, Masan, Nutifood, Wineco.. để hợp tác đầu tư liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho nông sản Quảng Nam nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Hội Nông dân tỉnh là bệ đỡ giúp nông dân làm giàu, thoát nghèo - Ảnh 10.

Đến nay Quảng Nam có hàng trăm sản phẩm do nông dân sản xuất ra, và doanh nghiệp đăng ký sản phẩm OCOP 3, 4 sao. Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu giới thiệu sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, đối với chuyển đổi số trong nông nghiệp, UBND tỉnh tiếp tục có những cơ chế, chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, các cơ sở sản xuất thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, chỉ dẫn địa lý để thúc đẩy phát triển thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Ngoài ra, sẽ thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ xây dựng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và tiếp nhận các đề tài, dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ứng dụng trong quản lý, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Thu hút các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, thực hiện khoán, đặt hàng sản phẩm khoa học - công nghệ, tạo đột phá về giống cây trồng, vật nuôi. 

Tiếp tục hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn thương mại điện tử Postmart, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối các kênh thông tin để hỗ trợ nông dân trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh", ông Bửu cho biết.

Tác giả bài viết: Trương Hồng

Nguồn tin: Báo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 22211

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2248321

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15355924