Quế Sơn thắng lợi lĩnh vực trồng trọt

Thứ năm - 21/09/2023 01:20
(QNO) - Đến thời điểm này, huyện Quế Sơn cơ bản kết thúc việc sản xuất các loại cây trồng chủ lực hàng năm của năm nông nghiệp 2023. Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi, nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại nhưng nhờ nông dân chú trọng đầu tư thâm canh và chủ động triển khai tốt các biện pháp phòng trừ dịch hại nên năng suất lúa, bắp… đều đạt khá.
Thời gian qua, huyện Quế Sơn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi để đảm bảo cung ứng nước tưới cho các loại cây trồng. Ảnh: PV

Thời gian qua, huyện Quế Sơn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi để đảm bảo cung ứng nước tưới cho các loại cây trồng. Ảnh: PV

Ghi nhận chung là năm nay, địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hỗ trợ nhà nông đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Sản lượng lương thực có hạt tăng mạnh

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Quế Sơn, trong 2 vụ đông xuân và hè thu của năm 2023, trên địa bàn 13 xã, thị trấn của huyện sản xuất tổng cộng 6.724ha lúa. Nhờ ngành liên quan và chính quyền các địa phương tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi, tích cực hỗ trợ nông dân đưa nhiều loại giống mới vào gieo sạ đại trà, đặc biệt là ứng dụng rộng rãi các gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nên năng suất lúa đạt khá cao.

Năm 2023 tổng sản lượng lúa của Quế Sơn đạt 39.768,6 tấn, tăng 1.873,6 tấn so với năm ngoái. Ảnh: PV
Năm 2023 tổng sản lượng lúa của Quế Sơn đạt 39.768,6 tấn, tăng 1.873,6 tấn so với năm ngoái. Ảnh: PV

Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam, ông Lưu Văn Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn thông tin, qua thống kê tại nhiều vùng cho thấy, năm 2023 này năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 59,1 tạ/ha, tăng 6,1 tạ/ha so với kế hoạch đề ra và tăng 2,8 tạ/ha so với năm 2022.

“Nhờ năng suất tăng mạnh nên năm nay tổng sản lượng lúa của Quế Sơn đạt 39.768 tấn, tăng 4.359 tấn so với kế hoạch và tăng 1.873 tấn so với năm ngoái” – ông Thành nói.

Tại vùng Đông Quế Sơn, nhiều mô hình liên kết sản xuất giống lúa hàng hóa và lúa thương phẩm chất lượng cao cho nông dân mức thu nhập khá. Ảnh: PV
Tại vùng Đông Quế Sơn, nhiều mô hình liên kết sản xuất giống lúa hàng hóa và lúa thương phẩm chất lượng cao cho nông dân mức thu nhập khá. Ảnh: PV

Không riêng cây lúa, hầu hết diện tích bắp của Quế Sơn cũng đều được mùa. Ông Lưu Văn Thành cho biết, trong 2 vụ của năm 2023, nông dân địa phương gieo trồng 501ha bắp các loại, tăng 86ha so với mục tiêu đặt ra. Theo ông Thành, năm nay năng suất bắp bình quân của huyện đạt 50 tạ/ha và tổng sản lượng đạt hơn 2.500 tấn, tăng 539 tấn so với năm 2022.

“Ngoài lúa và bắp, năm 2023 năng suất các loại cây trồng khác trên địa bàn Quế Sơn như đậu phụng, khoai lang, mè… cũng đều tăng so với năm trước và tăng so với kế hoạch” - ông Thành nói thêm.

Theo thống kê, năm 2023 này tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Quế Sơn đạt 42.269 tấn, tăng 2.413 tấn so với năm 2022 và tăng 4.738 tấn so với kế hoạch đề ra.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Đáng ghi nhận, trong năm nay ngành nông nghiệp Quế Sơn tập trung chỉ đạo UBND các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú và thị trấn Hương An tích cực phối hợp với các doanh nghiệp triển khai thực hiện một số dự án liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa giống, lúa thương phẩm, nếp thương phẩm với tổng diện tích 705ha.

Mô hình trồng đậu phụng trên đất lúa ở xã Quế An mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV
Mô hình trồng đậu phụng trên đất lúa ở xã Quế An mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: PV

Nhìn chung, các mô hình liên kết sản xuất đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp thu nhập của nông dân tăng thêm khoảng 25 - 35% so với làm lúa thường và tăng doanh thu cho các hợp tác xã nông nghiệp.

Đáng chú ý là năm 2023 ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương của Quế Sơn nỗ lực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sản xuất kém hiệu quả với tổng diện tích 124,4ha. Trong đó, vụ đông xuân 2022 - 2023 chuyển 48 ha và vụ hè thu 2023 chuyển 76,4ha.

Chuyển đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng sắn chuyên canh giúp nông dân Quế Sơn tăng thêm nguồn thu nhập. Ảnh: PV
Chuyển đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng sắn chuyên canh giúp nông dân Quế Sơn tăng thêm nguồn thu nhập. Ảnh: PV

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các mô hình chuyển đổi chủ yếu là trồng đậu phụng thâm canh, đậu phụng xen sắn, bắp lai, mè, trồng sen… Tùy từng đối tượng cây trồng, bình quân mỗi vụ 1ha đất lúa chuyển đổi cho giá trị từ 45 - 90 triệu đồng, tăng từ 6 - 50 triệu đồng/ha/vụ so với canh tác lúa.

Tác giả bài viết: Nhã Phương

Nguồn tin: Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 19148

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2245258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15352861