Khi OCOP lên kệ “siêu thị của Thiên Đình”

Thứ năm - 16/02/2023 00:45
Lần đầu tiên, trong chương trình Táo quân 2023 của VTV, Ngọc Hoàng đã xướng tên “sầu riêng nhà bà Đào đạt tiêu chuẩn OCOP, có bán tại siêu thị của Thiên Đình”. Câu chuyện có vẻ bình thường với người xem, nhưng nó phần nào phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của Chương trình OCOP trong 4 năm qua.
 
Các sản phẩm OCOP thường xuyên được giới thiệu tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại.

“Ngọc Hoàng” đã biết OCOP

Năm 2022 khép lại với nhiều thông tin tích cực của ngành nông nghiệp. Ấn tượng nhất là con số kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 53,22 tỷ USD. Thành quả này thật sự rất đặc biệt trong bối cảnh thế giới vừa trải qua những tháng năm khó khăn nhất do đại dịch Covid-19 và tác động rất lớn từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Đóng góp những gam hồng xán lạn vào bức tranh kinh tế nông nghiệp, nông thôn năm 2022 chính là con số gần 8.900 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của Chương trình OCOP.

Đặc điểm dễ thấy nhất của sản phẩm OCOP là được sản xuất hầu hết bởi các cơ sở nhỏ lẻ, có quy mô ở mức nhỏ và vừa, thậm chí một số chỉ có tính mùa vụ. Sản xuất nhỏ nhưng phải cạnh tranh trong một thị trường lớn. Lợi thế lớn nhất của OCOP trên sân chơi này chính là giá trị bản địa đặc sắc, một giá trị được tạo dựng từ trầm tích văn hóa, cá tính của cộng đồng, của thổ nhưỡng, sự đa dạng và sức sáng tạo vô tận của con người. Trong đó điều rất quan trọng chính là niềm tự hào về quê hương, về dân tộc, về Việt Nam. Lợi thế này giúp các chủ thể nông dân vượt lên trong cuộc đua thương trường khốc liệt. Đó là lý do mà số hộ sản xuất tham gia OCOP đã tăng từ 22% (năm 2019) lên 36,5% (năm 2022), lượng sản phẩm OCOP cũng tăng từ 118 (năm 2019) lên gần 3.540 sản phẩm (năm 2022).

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên cấp chứng nhận OCOP cho các “đầu bếp nông dân OCOP”, niềm tự hào về văn hóa ẩm thực các vùng quê.

Đến nay, OCOP đã tạo nên giá trị thương hiệu đặc sắc, đã tham gia vào hầu hết các kênh phân phối tiêu thụ. Đã có gần 490 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP trên cả nước. Sản phẩm OCOP đã có mặt tại hàng ngàn cửa hàng tiện ích, hệ thống 21 siêu thị MM Mega Market Việt Nam, 35 siêu thị hệ thống Go! BigC, 82 siêu thị Saigon Coop Mart, gần 3.500 siêu thị Winmart+ và các sàn thương mại điện tử Voso, Sendo, Shopee, Lazada... Năm vừa qua hàng trăm hội chợ quy mô cấp tỉnh, vùng, quốc gia… cũng đã trở lại. Chưa kể, ngày nào cũng có hơn 100 ngàn cuộc livestream bán hàng trực tuyến, mà cụm từ OCOP được dùng như một bảo chứng cho sản phẩm tốt, chất lượng cao.

Có thể nói OCOP đã làm thay đổi rất lớn tư duy sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia. Họ nhận thức rõ hơn về thị trường, mẫu mã bao bì, quản trị kinh doanh, sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Quá trình tham gia OCOP giúp các chủ thể tìm hiểu được nguyên nhân của các tồn tại từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển. Với kết quả của 4 năm qua, OCOP đã bắt đầu tạo động lực cho chính nó để chủ động tham gia tích cực vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Thị trường du lịch nội địa bùng nổ, cánh cửa mở ra thị trường của sản phẩm OCOP.

Còn đó nhiều khó khăn

Rất nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc sản, đặc hữu mùa vụ, nên sản lượng không nhiều và không thể duy trì liên tục quanh năm. Do vậy không phải sản phẩm OCOP nào cũng vào được siêu thị. Bên cạnh đó, do chưa tạo được “hành lang riêng” nên các sản phẩm OCOP vẫn phải chịu mức chiết khấu cao nếu muốn vào được các hệ thống siêu thị lớn. OCOP chưa có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà phân phối trong quảng bá tiêu thụ và cả cơ quan quản lý. Các kênh tiêu thụ thương mại điện tử tuy phát triển rầm rộ nhưng hiệu quả chỉ mới đạt khoảng 16 - 17% so với các kênh thương mại truyền thống, chưa kể không phải chủ thể OCOP nào cũng thành thạo kỹ năng bán hàng qua mạng.

Năm 2023 đánh dấu 5 năm thực hiện Chương trình OCOP.

Rất nhiều ý tưởng được triển khai thí điểm nhưng chưa lan tỏa, như: Gói quà tặng OCOP cấp Quốc gia và cấp tỉnh, Gói quà tặng “01 Đô-la” phục vụ du lịch, các hệ thống giới thiệu và bán hàng OCOP tại các điểm du lịch ở các địa phương, các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp - sáng tạo OCOP, các hoạt động tôn vinh sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc OCOP, tôn vinh văn hóa ẩm thực các vùng quê... Đây là các hoạt động mà các chủ thể không thể tự làm, cần sự “khơi kênh” ở giai đoạn đầu của nhà nước.

Việc quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm OCOP sau công nhận cũng đang đặt ra thách thức rất lớn. Một số chủ thể phản ánh về việc có “mua bán” chứng nhận chất lượng ISO, VietGAP... có “xuê xoa” trong đánh giá công nhận OCOP, hay “mạo danh OCOP” của một số sản phẩm nhái, kém chất lượng... Những vấn đề này nếu cơ quan quản lý không có giải pháp hiệu quả sẽ làm suy giảm niềm tin của chủ thể, của người tiêu dùng đối với chương trình quốc gia rất quan trọng này.

OCOP đã tạo nên giá trị thương hiệu đặc sắc, đã tham gia vào hầu hết các kênh phân phối tiêu thụ.

Năm 2023 đánh dấu 5 năm thực hiện Chương trình OCOP. Tín hiệu vui nho nhỏ từ sự góp mặt tại siêu thị “Thiên Đình” xem như một khởi đầu tốt đẹp trong năm Quý Mão, giúp chúng ta tự tin hơn vào giá trị và phương pháp tiếp cận của OCOP. Sản phẩm OCOP hiện giờ còn nhỏ lẻ ở quy mô làng, xã, nhưng nó đang trên hành trình hoàn thiện để hướng tới những nhà hàng 5 sao tại các thành phố lớn, hướng tới thị trường khách du lịch khổng lồ mà Việt Nam đang đón nhận...

Các sản phẩm OCOP thường xuyên được giới thiệu tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại.

“Ngọc Hoàng” đã biết OCOP

Năm 2022 khép lại với nhiều thông tin tích cực của ngành nông nghiệp. Ấn tượng nhất là con số kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 53,22 tỷ USD. Thành quả này thật sự rất đặc biệt trong bối cảnh thế giới vừa trải qua những tháng năm khó khăn nhất do đại dịch Covid-19 và tác động rất lớn từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Đóng góp những gam hồng xán lạn vào bức tranh kinh tế nông nghiệp, nông thôn năm 2022 chính là con số gần 8.900 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của Chương trình OCOP.

Đặc điểm dễ thấy nhất của sản phẩm OCOP là được sản xuất hầu hết bởi các cơ sở nhỏ lẻ, có quy mô ở mức nhỏ và vừa, thậm chí một số chỉ có tính mùa vụ. Sản xuất nhỏ nhưng phải cạnh tranh trong một thị trường lớn. Lợi thế lớn nhất của OCOP trên sân chơi này chính là giá trị bản địa đặc sắc, một giá trị được tạo dựng từ trầm tích văn hóa, cá tính của cộng đồng, của thổ nhưỡng, sự đa dạng và sức sáng tạo vô tận của con người. Trong đó điều rất quan trọng chính là niềm tự hào về quê hương, về dân tộc, về Việt Nam. Lợi thế này giúp các chủ thể nông dân vượt lên trong cuộc đua thương trường khốc liệt. Đó là lý do mà số hộ sản xuất tham gia OCOP đã tăng từ 22% (năm 2019) lên 36,5% (năm 2022), lượng sản phẩm OCOP cũng tăng từ 118 (năm 2019) lên gần 3.540 sản phẩm (năm 2022).

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên cấp chứng nhận OCOP cho các “đầu bếp nông dân OCOP”, niềm tự hào về văn hóa ẩm thực các vùng quê.

Đến nay, OCOP đã tạo nên giá trị thương hiệu đặc sắc, đã tham gia vào hầu hết các kênh phân phối tiêu thụ. Đã có gần 490 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP trên cả nước. Sản phẩm OCOP đã có mặt tại hàng ngàn cửa hàng tiện ích, hệ thống 21 siêu thị MM Mega Market Việt Nam, 35 siêu thị hệ thống Go! BigC, 82 siêu thị Saigon Coop Mart, gần 3.500 siêu thị Winmart+ và các sàn thương mại điện tử Voso, Sendo, Shopee, Lazada... Năm vừa qua hàng trăm hội chợ quy mô cấp tỉnh, vùng, quốc gia… cũng đã trở lại. Chưa kể, ngày nào cũng có hơn 100 ngàn cuộc livestream bán hàng trực tuyến, mà cụm từ OCOP được dùng như một bảo chứng cho sản phẩm tốt, chất lượng cao.

Có thể nói OCOP đã làm thay đổi rất lớn tư duy sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia. Họ nhận thức rõ hơn về thị trường, mẫu mã bao bì, quản trị kinh doanh, sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Quá trình tham gia OCOP giúp các chủ thể tìm hiểu được nguyên nhân của các tồn tại từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn để phát triển. Với kết quả của 4 năm qua, OCOP đã bắt đầu tạo động lực cho chính nó để chủ động tham gia tích cực vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Thị trường du lịch nội địa bùng nổ, cánh cửa mở ra thị trường của sản phẩm OCOP.

Còn đó nhiều khó khăn

Rất nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc sản, đặc hữu mùa vụ, nên sản lượng không nhiều và không thể duy trì liên tục quanh năm. Do vậy không phải sản phẩm OCOP nào cũng vào được siêu thị. Bên cạnh đó, do chưa tạo được “hành lang riêng” nên các sản phẩm OCOP vẫn phải chịu mức chiết khấu cao nếu muốn vào được các hệ thống siêu thị lớn. OCOP chưa có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà phân phối trong quảng bá tiêu thụ và cả cơ quan quản lý. Các kênh tiêu thụ thương mại điện tử tuy phát triển rầm rộ nhưng hiệu quả chỉ mới đạt khoảng 16 - 17% so với các kênh thương mại truyền thống, chưa kể không phải chủ thể OCOP nào cũng thành thạo kỹ năng bán hàng qua mạng.

Năm 2023 đánh dấu 5 năm thực hiện Chương trình OCOP.

Rất nhiều ý tưởng được triển khai thí điểm nhưng chưa lan tỏa, như: Gói quà tặng OCOP cấp Quốc gia và cấp tỉnh, Gói quà tặng “01 Đô-la” phục vụ du lịch, các hệ thống giới thiệu và bán hàng OCOP tại các điểm du lịch ở các địa phương, các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp - sáng tạo OCOP, các hoạt động tôn vinh sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc OCOP, tôn vinh văn hóa ẩm thực các vùng quê... Đây là các hoạt động mà các chủ thể không thể tự làm, cần sự “khơi kênh” ở giai đoạn đầu của nhà nước.

Việc quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm OCOP sau công nhận cũng đang đặt ra thách thức rất lớn. Một số chủ thể phản ánh về việc có “mua bán” chứng nhận chất lượng ISO, VietGAP... có “xuê xoa” trong đánh giá công nhận OCOP, hay “mạo danh OCOP” của một số sản phẩm nhái, kém chất lượng... Những vấn đề này nếu cơ quan quản lý không có giải pháp hiệu quả sẽ làm suy giảm niềm tin của chủ thể, của người tiêu dùng đối với chương trình quốc gia rất quan trọng này.

OCOP đã tạo nên giá trị thương hiệu đặc sắc, đã tham gia vào hầu hết các kênh phân phối tiêu thụ.

Năm 2023 đánh dấu 5 năm thực hiện Chương trình OCOP. Tín hiệu vui nho nhỏ từ sự góp mặt tại siêu thị “Thiên Đình” xem như một khởi đầu tốt đẹp trong năm Quý Mão, giúp chúng ta tự tin hơn vào giá trị và phương pháp tiếp cận của OCOP. Sản phẩm OCOP hiện giờ còn nhỏ lẻ ở quy mô làng, xã, nhưng nó đang trên hành trình hoàn thiện để hướng tới những nhà hàng 5 sao tại các thành phố lớn, hướng tới thị trường khách du lịch khổng lồ mà Việt Nam đang đón nhận...

Tác giả bài viết: TS. ĐẶNG VĂN CƯỜNG

Nguồn tin: Tạp chí điện tử nông thôn Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 95384

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1748065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14855668