Duy Xuyên: Xây dựng chuổi liên kết cho những cánh đồng trăm triệu.

Thứ tư - 14/03/2018 08:23
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Duy Xuyên tập trung cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa thuận lợi trong sản xuất cây màu, cây thực phẩm, nâng cao sản lượng trên đơn vị diện tích, đã có nhiều cánh đồng đạt giá trị kinh tế hơn 100 triệu đồng/ha mỗi năm. Bên cạnh đó, Ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên xây dựng chuổi liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và nhà nước tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng tại các địa phương xây dựng nông thôn mới.
Duy Xuyên: Xây dựng chuổi liên kết cho những cánh đồng trăm triệu.

Duy Xuyên: Xây dựng chuổi liên kết cho những cánh đồng trăm triệu.

Năm 2005, bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, xã Duy Trinh bắt đầu vận động nhân dân đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống điện thủy lợi hóa đất màu các khu vực đất bãi bồi thôn Đông Yên, thôn Thi Lai và thôn Phú Bông. Và chỉ sau 5 năm, xã Duy Trinh đã phát triển gần 20 km đường dây điện ra tận ruộng, phục vụ sản xuất hiệu quả cho 150 ha đất màu. Có điện, chủ động nước tưới, nông dân các vùng trọng điểm trồng cây màu mạnh dạn đưa cây con giống mới vào gieo trồng, chuyển đổi phương thức sản xuất, thâm canh đã tăng thu nhập đáng kể trên cùng đơn vị diện tích. Trong số hàng trăm hộ nông dân sản xuất đất màu ở đây thì gia đình anh Nguyễn Xuân, ở thôn Phú Bông được xem là một điển hình trồng cây màu cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Duy Trinh. Nhờ có điện lưới kéo ra đồng, chủ động lắp đặt mô tơ tưới tắm cho cây trồng, mà hơn 1 mẫu đất chuyên canh cây bồ ngót, bình quân mỗi tháng gia đình anh Xuân thu về khoảng 10 triệu đồng, vị chi mỗi năm gia đình người nông dân nầy thu nhập đến 100 triệu đồng trên nửa ha đất.  Sản phẩm rau bồ ngót được anh Xuân liên kết với chợ đầu mối Đà Nẵng tiêu thụ hằng ngày.

      Từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Duy Xuyên tập trung nhiều hơn vào việc dồn điền đổi thửa gắn với đầu tư hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi. Riêng năm 2017, toàn huyện đã dồn điền, đổi thửa được 130 ha đất sản xuất, nâng tổng số lên 2.195 ha. Bên cạnh cây lúa nước, các địa phương còn dựng được nhiều cánh đồng chuyên canh cây rau màu thực phẩm, như: ớt, bí, dưa, đậu đỗ các loại tại các vùng trọng điểm như xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Phước. Huyện tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp liên kết với nông dân theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo sự ổn định đầu ra cho người nông dân. Hai năm nay Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt Thắng, tỉnh Hải Hưng đã xây dựng cơ sở sơ chế nông sản tại xã Duy Châu để cùng làm ăn với nông dân. Trước đó đã có nhiều Công ty sản xuất lúa giống liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm khá ổn định với nông dân xã Duy Hòa từ nhiều năm qua. Và mới đây, với việc thành lập đi vào hoạt động HTX Lệ Bắc làm cầu nối với doanh nghiệp trong việc lựa chọn giống cây trồng thị trường ưu chuộng để sản xuất đạt giá trị cao hơn so với tự phát trước đây.

       Ông Nguyễn Phê chủ nhiệm HTX Lệ Bắc cho biết, sản xuất cây màu, thực phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 2 đến 3 tháng là có sản phẩm, việc quay vòng đất sản xuất theo phương thức thị trường chuộng sản phẩm gì thì ta sản xuất cây ấy thì mới có thu nhập cao được, chứ làm ra bán không người mua thì sẽ khó khăn.

{C} {C}{C}   

     Trao đổi với chúng tôi, ông Văn Bá Năm- Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho rằng: “hình thức liên kết trong việc hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tại huyện ta bước đầu đã đem lại kết quả rất tích cực. Đây là cơ sở thực tiễn để Duy Xuyên tiếp tục liên kết cùng doanh nghiệp mở rộng diện tích tại những vùng trọng điểm sản xuất cây rau màu, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, ổn định đầu ra nông sản, tăng thu nhập cho người dân. Vấn đề khó hiện nay là doanh nghiệp khi vào đầu tư sản xuất theo hướng nông sản sạch, họ muốn có diện tích lớn, ổn định để dễ áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Do vậy, muốn thu hút được doanh nghiệp, bên cạnh sự quy hoạch của cơ quan chuyên môn phải có sự hợp tác tốt của người dân thực hiện tích tụ ruộng đất, và tuân thủ quy trình sản xuất do họ đặt ra. Điều nầy ngành nông nghiệp huyện sẽ nỗ lực trong công tác vận động người dân”.

         Đẩy mạnh liên kết sản xuất còn góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và bền vững nhằm góp phần thực hiện thành công mô hình nông thôn mới là một hướng đi mà các cơ quan có trách nhiệm ở huyện Duy Xuyên đã và đang nỗ lực thực hiện trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Quang Giác – Duy Xuyên

Tác giả bài viết: Quang Giác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Gameshow Quê mình xứ Quảng - Số 02 năm 2023 (Phường Thanh Hà, TP Hội An)

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 50306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1517174

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12370799